Phong thủy cổng nhà: Bố trí hợp phong thủy và điều cần tránh

Phong thủy cổng nhà đóng vai trò quan trọng trọng việc thu hút, lưu giữ vượng khí và tài lộc của gia đình. Một thiết kế cổng nhà được bố trí đúng cách, đúng hướng với kích thước chuẩn,... không chỉ góp phần nâng tầng giá trị thẩm mỹ của tổ ấm mà còn mang lại nhiều may mắn và thành công cho các thành viên trong gia đình. SBS VILLA mời quý gia chủ cùng tìm hiểu cách bố trí cổng nhà hợp phong thủy và những điều kiêng kỵ cần tránh trong bài viết sau đây.

1. Nguyên tắc phong thủy cổng nhà gia chủ nên biết

1.1. Phong thủy cổng nhà và cửa chính

Theo quan niệm phong thủy, cổng nhà và cửa chính được xem là nơi đón nhận và lưu thông sinh khí. Do đó, việc bố trí phong thủy cổng nhà và cửa chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến may mắn, tài lộc của gia đình. 

Nguyên tắc phong thủy cho rằng: “Sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng”. Vì vậy, việc bố trí cổng nhà và cửa chính tạo thành một đường thẳng được xem là đại kỵ, mang đến những điều không thuận lợi cho người ở.

Ngoài ra, vị trí này sẽ khiến nội tình gia đình dễ dị người người ngoài dò xét, dòm ngó và ẩn chứa nguy cơ bị trộm cắp. Thế nên, gia chủ cần xê dịch vị trí cổng sang phía bên phải hoặc trái so với cửa chính. Đồng thời, gia chủ cần kết hợp quá trình này với việc lựa chọn hướng cổng và cửa chính phù hợp với bản mệnh của bản thân, nhằm mang đến nhiều may mắn và vượng khí cho gia đình.

nguyên tắc phong thủy cổng nhà

Việc thiết kế cổng và cửa chính tạo thành một đường thẳng được xem là điều đại kỵ trong phong thủy cổng nhà

1.2. Vị trí cổng nhà theo phong thủy

Theo thuyết ngũ hành, vị trí cổng nhà được xác định theo bản mệnh của gia chủ. Việc xác định vị trí cổng nhà theo phong thủy không chỉ giúp gia chủ thu hút vận may, tài lộc và sức khỏe đến cho gia đình mà còn tránh được những vị trí không tốt. Cụ thể, hướng cổng nhà của từng bản mệnh được xác định như sau:

  • Mệnh Kim

Gia chủ mệnh Kim, cổng nên đặt ở hướng Bắc và Tây Nam. Bởi 2 hướng này thuộc hành Thổ tương sinh với Kim. Đồng thời, gia chủ nên tránh đặt cổng ở hướng Nam thuộc hành Hỏa, Hỏa khắc Kim, mang đến những điều không may mắn cho gia chủ.  

  • Mệnh Mộc

Gia chủ mệnh này nên đặt cổng ở hướng Bắc thuộc hành Thủy tương sinh cho Mộc. Ngoài ra, người mệnh Mộc tránh đặt cổng ở hướng Tây và Tây Bắc, bởi 2 hướng này thuộc hành Kim khắc Mộc. 

  • Mệnh Thủy

Cổng nhà ở hướng Tây và Tây  Bắc thuộc hành Kim sẽ phù hợp với gia chủ mệnh Thủy. Bởi theo thuyết ngũ hành Kim tương sinh với Thủy. Tuy nhiên, gia chủ mệnh Thủy không nên bố trí cổng ở hướng Tây Nam và Đông Bắc thuộc hành Thổ vì Thổ tương khắc với hành Thủy.  

  • Mệnh Hỏa 

Mộc sinh Hỏa vì vậy gia chủ mệnh Hỏa nên thiết kế cổng ở hướng Đông và Đông Nam. Ngoài ra, gia chủ cần tránh đặt cổng ở hướng thuộc hành Thủy, bởi Thủy khắc Hỏa.

  • Mệnh Thổ   

Gia chủ mệnh Thổ nên đặt cổng ở hướng Nam thuộc hành Hỏa tương sinh với Thổ, mang đến những điều tốt lành cho gia đình. Đồng thời, cần kiêng đặt cổng ở hướng Đông và Đông Nam. Bởi 2 hướng này thuộc thuộc hành Mộc, tương khắc với mệnh Thổ.

Vị trí phong thủy cổng nhà được xác định theo bản mệnh của gia chủ, với mục đích mong cầu những điều bình an đến với gia đình

Bố trí phong thủy cổng nhà phù hợp với bản mệnh giúp gia chủ thu hút vượng khí vào nhà

1.3. Kích thước cổng nhà theo phong thủy

Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, kích thước cổng nhà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận may và tài lộc của gia đình. Theo phong thủy cổng nhà, để xác định kích thước cổng phù hợp, người ta thường sử dụng thước Lỗ Ban – loại thước đo chuyên dụng trong xây dựng và phong thủy. Hiện nay, có 3 loại thước Lỗ Ban là 42,9cm, 39cm và 52cm, phù hợp với từng kích thước cổng khác nhau. Cụ thể:

  • Cổng nhà 1 cánh 

Kích thước đẹp nhất của cổng 1 cánh căn cứ theo thước Lỗ Ban là 81x212cm. Trong đó khoảng xê dịch cho phép như sau:

– Chiều rộng: có thể xê dịch từ 80,5cm đến 81,8cm

– Chiều cao: có thể xê dịch từ 210,8cm – 214,2cm

Trong trường hợp khung bao cổng dày 4,5cm, kích thước cổng được tính như sau:

– Chiều rộng: 81cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 90cm

– Chiều cao: 212cm + 4,5cm bên trên = 216,5cm

Đối với trường hợp khung bao cổng dày 6cm, kích thước cổng cụ thể là:

– Chiều rộng: 81cm + 6cm (bên trái) + 6cm (bên phải) = 93cm 

– Chiều cao: 212cm + 6cm bên trên = 218cm

  • Cổng nhà 2 cánh cân bằng

Kích thước cổng 2 cánh cân bằng gia chủ có thể lựa chọn lần lượt như sau: 176x212cm, 153x212cm, 126x212cm, 109x212cm. 

Đối với cổng 2 cánh cân bằng có khung bao 4,5 cm, kích thước cổng cụ thể là:

– Chiều rộng:

             109cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 118cm

             126cm + 4.5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 138cm

             153cm + 4.5cm (bên trái)+ 4,5cm (bên phải) = 162cm

             176cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 185cm

– Chiều cao: 212cm + 4,5cm bên trên = 216,5cm

Đối với cổng 2 cánh cân bằng có khung bao 6cm, kích thước cổng cụ thể như sau:

– Chiều rộng:

             109cm + 6cm (bên trái) + 6cm  (bên phải) = 121cm

             126cm + 6cm (bên trái) + 6cm  (bên phải) = 138cm

             153cm + 6cm (bên trái) + 6cm  (bên phải) = 165cm

             176cm + 6cm (bên trái) + 6cm  (bên phải) = 188cm

– Chiều cao: 212cm + 6cm bên trên = 218cm

  • Cổng nhà 4 cánh cân bằng

Cổng nhà 4 cánh cân bằng thích hợp cho các cánh mở quay có kích lần lượt là: 236x212cm, 255x212cm, 262x212cm, 282x212cm, 341x212cm, 360x212cm. 

Đối với cổng 4 cánh cân bằng có khung bao 4,5 cm, kích thước cổng cụ thể như sau:

– Chiều rộng:

            236cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 245cm

            255cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 264cm

            262cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 271cm

            282cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 291cm

            341cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 350cm

             360 cm + 4,5cm (bên trái) + 4,5cm (bên phải) = 369cm

– Chiều cao: 212cm + 4,5 cm bên trên = 216,5cm

Đối với cổng 4 cánh cân bằng có khung bao 6cm, kích thước cổng cụ thể là:

– Chiều rộng:

            236cm + 6cm (bên trái) + 6cm (bên phải) = 248cm

            255cm + 6cm (bên trái) + 6cm (bên phải) = 267cm

            262cm + 6cm (bên trái) + 6cm (bên phải) = 274cm

            282cm + 6cm (bên trái) + 6cm (bên phải) = 294cm

            341cm + 6cm (bên trái) + 6cm (bên phải) = 353cm

             360 cm + 6cm (bên trái) + 6cm (bên phải) = 372cm

– Chiều cao: 212cm + 6cm bên trên = 218cm

Kích thước cổng nhà theo phong thủy ảnh hưởng đến vận khí và giá trị thẩm mỹ của không gian

Kích thước cổng nhà phong thủy không chỉ nâng tầng giá trị thẩm mỹ của không gian mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của tổ ấm

2. Những điều kiêng kỵ trong phong thủy cổng nhà

Sau đây là những điều kiêng kỵ trong phong thủy cổng nhà gia chủ cần lưu ý:

  • Gia chủ cần kiêng kỵ làm cổng nhà đối diện với cửa nhà vệ sinh.
  • Cổng nhà không đặt đối diện với phòng ngủ và phòng bếp.
  • Cổng nhà và cửa chính không được đặt trên cùng một đường thẳng.
  • Kiêng kỵ bố trí cổng nhà đối diện với đường đi.
  • Cổng nhà không nên đặt đối diện với tòa nhà lục lăng, cây khô, hồ nước, tháp nhọn hay đá tảng.
  • Gia chủ cần tránh xây cổng cao hơn nhà và theo dạng hình chữ L. Vì chữ L ngược gần giống với số 7, trong Hán tự được gọi là thất, mang ý nghĩa của mất mát.
  • Ngoài ra, theo phong thủy cổng nhà, cổng của 2 nhà không nên đặt đối diện nhau khiến vận khí và tài lộc của 2 nhà đều đi xuống.
những điều kiêng kỵ trong phong thủy cổng nhà gia chủ cần lưu ý

Những điều kiêng kỵ trong phong thủy cổng nhà

3. Câu hỏi thường gặp về phong thủy cổng nhà

3.1. Phong thủy cửa cổng nhà nên mở ra hay mở vào 

Phong thủy cổng nhà nên được mở hướng ra bên ngoài nhằm thu hút những điều may mắn, tài lộc và vượng khí đến cho gia đình, giúp gia chủ làm ăn thuận buồm xuôi gió và gia đạo luôn được ấm êm, hạnh phúc. Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy cũng cho rằng, việc để cổng nhà mở vào bên trong sẽ khiến gia đình dễ lục đục và tiền bạc luôn bị thất thoát ra ngoài. 

3.2. Cổng nhà đặt bên trái hay bên phải

Theo phong thủy cổng nhà, gia chủ cần căn cứ vào vị thế và địa hình của khu đất để xác định được vị trí đặt cổng phù hợp. Nếu thế đất bên trái cao hơn bên phải thì cổng nhà nên được đặt ở phía bên trái để thu hút tài lộc đến cho gia đình. Ngược lại, nếu thế đất bên phải cao hơn bên trái, gia chủ nên mở cổng ở phía bên phải để thu hút vượng khí. Nếu thế đất bằng phẳng, gia chủ nên đặt cổng ở phần chính giữa để cân bằng năng lượng và vận khí. 

3.3. Trụ cổng vào giữa cửa nhà có sao không

Xét theo quan niệm phong thủy, cổng nhà là nơi đón nhận và lưu thông vượng khí. Do đó, việc trụ cổng vào giữa cửa nhà sẽ khiến sinh khí dễ bị cản trở và khó lưu thông vào tổ ấm, ảnh hưởng đến tài lộc, vận may của gia đình. Ngoài ra, trụ cổng ở giữa cửa nhà có thể tạo thành sát khí, tác động trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

Xét về mặt thẩm mỹ, việc đặt trụ cổng vào giữa cửa nhà sẽ làm mất đi tính cân đối và hài hòa của tổng thể kiến trúc. Đồng thời, điều này khiến cho kích thước cửa nhà có cảm giác bị thu hẹp, làm mất đi sự nổi bật vốn có. 

Trụ cổng nên được đặt sang trái, hoặc phải so với cửa nhà, tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của sinh khí

Theo quan niệm phong thủy cổng nhà, trụ cổng nên được đặt lệch về phía bên phải hoặc bên trái nhằm bảo bảo tính thẩm mỹ và giúp sinh khí được lưu thông tốt trong tổ ấm

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Phong thủy cổng nhà không chỉ tạo nên một tổng thể cân đối, góp phần gia tăng giá trị thẩm mỹ của không gian sống mà còn hỗ trợ gia chủ về mặt tinh thần, giúp chủ nhân thu hút vận may, tài lộc và sức khỏe đến cho gia đình. SBS VILLA hy vọng rằng, những thông tin được tổng hợp trên đây sẽ là “trợ thủ” đắc lực của gia chủ trong quá trình xây dựng tổ ấm.

Ngoài ra, nếu gia chủ đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề thiết kế và thi công biệt thự, đừng ngần ngại liên hệ với SBS VILLA qua hotline 0972 910 046 để được đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư của chúng tôi tư vấn ngay hôm nay nhé!

SBS VILLA là công ty thiết kế kiến trúc, nội thất biệt thự trên toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại một số tỉnh thành ở khu vực Miền Trung và Phía Nam. Đối với các tỉnh, thành phố chưa nhận thi công, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tự xây dựng từ xa thông các hạng mục công việc như trao đổi với chủ thầu, tư vấn lựa chọn gói vật tư phù hợp. Đồng thời, hỗ trợ gia chủ giải quyết các phát sinh (nếu có). Với thế mạnh về dịch vụ cùng hàng nghìn công trình thực tế được thực hiện hóa, SBS VILLA mong rằng có thể trở thành sự lựa chọn hàng đầu của quý khách hàng trên hành trình kiến tạo tổ ấm.  

Bài viết khác
Diện Tích Thông Thủy Là Gì? Cách Tính Diện Tích Thông Thủy Chuẩn Nhất
ĐỌC THÊM
Lễ cất nóc nhà và những thủ tục quan trọng gia chủ nên biết
ĐỌC THÊM
6 Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Cầu Thang Cần Lưu Ý Khi Thiết Kế
ĐỌC THÊM
Cách Tính Số Bậc Cầu Thang Theo Phong Thủy Chuẩn Nhất 2024
ĐỌC THÊM
Mẫu Thiết Kế Phòng Ngủ Cho Bé Trai Đẹp, Hiện Đại 2024
ĐỌC THÊM
Mẫu Thiết Kế Phòng Ngủ Bé Gái Đẹp, Xu Hướng 2024
ĐỌC THÊM
Phong Cách Nội Thất Vintage Là Gì? Lưu Ý Trong Thiết Kế Nội Thất
ĐỌC THÊM
Phong Cách Nội Thất Minimalist Là Gì? Nét Đặc Trưng Trong Phong Cách Tối Giản
ĐỌC THÊM
Phong Cách Nội Thất Retro Là Gì? 4 Đặc Trưng Tạo Nên Phong Cách Này
ĐỌC THÊM
Phong cách Indochine là gì? 3 Đặc điểm kiến trúc nổi bật
ĐỌC THÊM
GOT ANY QUESTIONS?
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực thiết kế, thi công villa. Chúng tôi mong muốn tạo nên những công trình vượt thời gian.
WORKSPACE

280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng

SHOWROOM

201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị