Móng Băng Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Quy Trình Thi Công

Móng băng với khả năng chịu tải tốt, có độ ổn định và phân bổ lực đồng đều xuống nền đất giúp giảm thiểu các tình trạng sụt lún. Vì vậy, đây là loại móng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, đặc biệt là nhà ở dân dụng và các công trình công nghiệp có tải trọng vừa phải,... Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ móng băng là gì. Vì vậy, trong bài viết này, SBS VILLA sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về định nghĩa, ứng dụng, cấu tạo, phân loại, ưu nhược điểm, quy trình thi công móng băng. Cùng chi phí & một số lưu khi thi công để đảm bảo tính bền vững, an toàn cho công trình.

1. Móng băng là gì?

Móng băng là gì? Móng băng trong xây dựng có hình dải dài, chạy liên tục dưới các hàng cột hoặc tường. Móng băng có thể đặt độc lập hoặc theo hình chữ thập. Mục đích để phân phối tải trọng của công trình xuống đất một cách đều đặn, an toàn, giúp tăng độ bền và độ ổn định cho nền móng.

Móng băng là gì? Móng băng trong xây dựng có hình dải dài, chạy liên tục dưới các hàng cột hoặc tường. Vai trò của móng băng là phân phối tải trọng của công trình xuống đất một cách đều đặn, an toàn, giúp tăng độ bền và độ ổn định cho nền móng

Hình ảnh thi công móng băng thực tế tại công trường

2. Sử dụng móng băng khi nào

Móng băng thường phù hợp cho các công trình có tải trọng vừa và nhỏ, không đòi hỏi độ sâu quá lớn. Cụ thể:

  • Nhà ở dân dụng: Móng băng phù hợp cho các công trình có từ 3 – 5 tầng, nơi tải trọng vừa phải và yêu cầu sự ổn định. 
  • Biệt thự, nhà phố: Các công trình biệt thự, nhà phố từ 2 – 3 tầng có thể ứng dụng móng băng trong xây dựng, tuy nhiên chúng không quá phổ biến.
  • Công trình xây dựng trên nền đất cứng, ổn định: Móng băng phát huy triệt để các đặc tính của mình trên nền đất tự nhiên hoặc nền đất đã được gia cố tốt, không chịu nhiều độ lún.
  • Ngoài ra, móng băng cũng được ứng dụng cho các công trình nhà cấp 4, nhà xưởng, kho bãi có quy mô vừa hoặc kho bãi chứa hàng không quá nặng. 
Một số ứng dụng móng băng trong xây dựng

Ứng dụng móng băng trong xây dựng

3. Cấu tạo của móng băng

Cấu tạo của một móng băng bao gồm các thành phần chi tiết như sau: 

  • Lớp bê tông lót móng:

Lớp bê tông lót móng thường có độ dày khoảng 100mm, đóng vai trò làm phẳng đất nền. Đồng thời, ngăn ngừa ảnh hưởng của độ ẩm lên cốt thép.

  • Thân móng:

Đây là phần chính chịu tải của móng băng, làm bằng bê tông cốt thép với độ dày tùy thuộc vào tải trọng của công trình và điều kiện nền đất. 

Chiều rộng và chiều cao thân móng thường dao động từ 400-1000mm tùy vào yêu cầu chịu lực. Cốt thép trong thân móng cũng được bố trí để chịu lực uốn do tải trọng từ công trình.

  • Dầm móng:

Phần dầm móng có kích thước phổ thông là 300x(500-700) mm. Chức năng chính của dầm móng là phân phối đều tải trọng xuống đất và giảm thiểu hiện tượng lún không đều. 

  • Thép bản móng

Kích thước bản móng ở mức phổ thông có kích thước Φ12a150. 

  • Thép dầm móng:

Thép dầm móng bao gồm: Thép dọc 6Φ(18-22) và thép đai Φ8a150. Trong đó, thép chịu lực chính thường là thép dọc, giúp móng chịu tải trọng từ công trình và tải trọng uốn. Thép đai giữ vai trò liên kết các thanh thép dọc với nhau và tăng khả năng chịu lực cắt cho dầm móng.

Móng băng được cấu tạo từ: Lớp bê tông lót móng; Thân móng; Dầm móng; Thép bản móng và Thép dầm móng

Bản vẽ cấu tạo của móng băng

4. Phân loại móng băng 

Móng băng được phân loại theo độ cứng và kết cấu phương. Cụ thể:

  • Phân loại theo độ cứng

 Móng băng theo độ cứng được phân thành 3 loại:

  • Móng băng cứng
  • Móng băng hỗn hợp
  • Móng băng mềm
  • Phân loại móng băng theo phương: 

Móng băng theo phương được phân thành 2 loại: 

– Móng băng 1 phương: Loại móng này được xây dựng theo 1 phương duy nhất: phương ngang hoặc phương dọc theo chiều song song. Tùy theo diện tích của từng ngôi nhà, khoảng cách giữa các đường móng cũng sẽ khác nhau.     

Móng băng 1 phương

Hình ảnh móng băng 1 phương thực tế

– Móng băng 2 phương: Loại móng này có các đường móng được bố trí giao nhau như các ô trong một bàn cờ.

Phân loại móng băng theo phương gồm móng băng 1 phương và móng băng 2 phương

Móng băng theo phương bao gồm móng băng một phương và móng băng hai phương

5. Ưu và nhược điểm của móng băng

  •  Ưu điểm:

Khả năng chịu lực tốt: Móng băng có khả năng chịu lực tốt, vì vậy loại móng này thường được áp dụng cho các công trình 3 tầng trở lên.  

– Phân phối tải trọng đều: Là loại móng có kết cấu đồng đều giữa các móng, do đó, móng băng có khả năng phân bố tải trọng đồng đều xuống nền đất. Từ đó, giảm thiểu tình trạng lún không đều, đặc biệt trong các công trình nhà phố hoặc nhà liền kề.  

– Giảm thiểu tác động từ nước ngầm: Khi kết hợp với lớp chống thấm, móng băng giúp giảm ảnh hưởng của mạch nước ngầm lên móng và nền móng của công trình.

– Giảm áp lực từ đáy móng: Móng băng có khả năng giảm áp lực từ đáy móng, chống lún và nghiêng bởi kết cấu của loại móng này có khả năng chịu lực tốt. 

  • Nhược điểm:

– Độ sâu nhỏ: Móng băng có chiều sâu nhỏ, điều này khiến móng có khả năng bị lật và không ổn định. Ngoài ra, so với móng cọc hay móng bè, móng băng có khả năng chịu lực kém. Nguyên nhân do chiều sâu của móng không đủ để chuyển tải trọng lực xuống các lớp đất sâu và chắc chắn hơn.

– Giới hạn tải trọng: Móng băng có tải trọng không cao. Do đó, chúng không phù hợp cho các công trình cao tầng hay các công trình lớn vì sức chịu tải có giới hạn.   

– Không phù hợp với nền đất yếu: Trên nền đất yếu như đất sét nhão, đất bùn hoặc đất dễ lún, móng băng không thể phát huy tốt vai trò của mình bởi chúng có khả năng xảy ra hiện tượng lún không đều. 

6. Quy trình thi công móng băng đạt chuẩn

Quy trình thi công móng băng đạt chuẩn thường trải qua 9 bước cụ thể: 

  • Bước 1: Dọn dẹp, kiểm tra mặt bằng

Đầu tiên, gia chủ cần dọn dẹp, san phẳng mặt bằng thật mịn để chuẩn bị cho việc thi công. 

Tiếp đó, kỹ sư giám sát cần xác định đúng vị trí, kích thước móng và các trục công trình theo bản vẽ thiết kế. Đo đạc để đảm bảo độ sâu móng đạt chuẩn để chuẩn bị cho công tác đào móng. 

  • Bước 2: Đào hố móng 

Đội thi công tiến hành đào hố móng theo đúng kích thước và độ sâu đã định sẵn. Sau khi đào, thực hiện đầm chặt nền móng để tránh lún không đều. 

Trong trường hợp nền đất yếu, gia chủ có thể gia cố bằng cách thêm đá dăm, cát hoặc làm các lớp đệm móng đề đảm bảo độ cứng của nền. 

  • Bước 3: Đổ lớp bê tông lót móng

Khi việc đào hố móng hoàn tất, đội thi công sẽ đổ một lớp bê tông lót móng có độ dày khoảng 100mm. Lớp lót giúp ngăn độ ẩm từ đất tác động đến móng và bảo vệ cốt thép trong quá trình thi công.

  • Bước 4: Chuẩn bị vật liệu cốt thép

 Phần cốt thép có thể được gia công từ nhà máy nhưng cần đảm bảo các tiêu chí về kích thước, chủng loại và tiêu chuẩn thiết kế. Bên cạnh đó, bề mặt cốt thép phải thật sạch, không chứa cặn sắt hay bụi bẩn. 

  • Bước 5: Lắp đặt cốp pha

Lắp đặt cốp pha là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của công trình. Theo đó, cốp pha sẽ được lắp đặt xung quanh phần móng băng để định hình cho bê tông.

Quá trình ráp cốp pha cần đảm bảo các tiêu chí: có độ dày tiêu chuẩn, chắc chắn, không biến dạng, di chuyển dưới tác dụng của bê tông, cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.  

  • Bước 6: Đổ bê tông

Sau khi việc lắp ráp cốp pha hoàn tất, đội thi công sẽ tiến hành đổ bê tông cho móng băng. Quá trình đổ bê tông cần diễn ra từ từ, từ xa đến gần. Đồng thời, bạn cần đảm bảo bê tông không được đổ từ độ cao lớn nhằm tránh phân tầng bê tông.  

  • Bước 7: Bảo dưỡng bê tông 

Sau khi đổ bê tông, gia chủ cần bảo dưỡng bê tông bằng cách phủ bao tải ẩm hoặc tưới nước thường xuyên để tránh tình trạng nứt nẻ do co ngót trong quá trình bê tông đông kết.

  • Bước 8: Tháo dỡ cốp pha

Sau 7-10 ngày, đội thi công sẽ tiến hành tháo dỡ cốp pha. Quá trình tháo dỡ cần nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm hỏng bề mặt bê tông

  • Bước 9: Kiểm tra và nghiệm thu móng

Sau  tháo dỡ cốp pha, gia chủ cần kiểm tra để đảm bảo bề mặt móng không bị lỗ rỗng, nứt hoặc bong tróc. Đồng thời, đạt các tiêu chuẩn về thông số và chất lượng trước khi thi công các hạng mục tiếp theo.

Quá trình thi công móng băng thực tế, chi tiết

Quá trình thi công móng băng

7. Chi phí thi công móng băng 

Đối với căn nhà có diện tích 100m2, chi phí thi công móng băng 1 phương có chi phí dao động từ 150.000.000 đến 210.000.000 VNĐ. Nếu móng băng kết hợp với cọc ép tải chi phí có thể lên đến 160.000.000 VNĐ cho cùng diện tích.

Tuy nhiên, chi phí này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích công trình, loại móng băng, giá vật liệu xây dựng từng khu vực, chi phí nhân công và thiết bị hỗ trợ,…

8. Lưu ý khi thi công móng băng 

Để móng băng đảm bảo các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật, an toàn và chắc chắn trong quá trình sử dụng, sau đây là một số lưu ý khi thi công móng băng gia chủ cần lưu tâm:

  • Lựa chọn loại móng băng phù hợp:

Trước khi thi công móng băng, gia chủ cần căn cứ vào tính chất (lớn/nhỏ) của dự án, tính toán chi tiết tải trọng,… để lựa chọn chọn loại móng băng phù hợp nhất. Bên cạnh đó, việc khảo sát tính chất khu đất xây dựng là cần thiết, nhằm bổ trợ cho trong quá trình lựa chọn này. 

  • Lựa chọn vật liệu móng:

Nếu chiều sâu đặt móng nông và yêu cầu cường độ cao, gia chủ nên sử dụng nền bê tông cốt thép để đảm bảo tính chắc chắn cho công trình.

  • Khái toán chi phí:

Trước khi thi công móng băng , gia chủ cần khái toán chi phí chi tiết, đây là bước quan trọng để gia chủ lựa chọn được loại móng băng cũng như nguyên vật liệu phù hợp với ngân sách của mình. Từ đó, đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ nhất có thể. 

Một số lưu ý khi thi công móng băng

Khi thi công móng băng gia chủ cần quan tâm đến việc lựa chọn loại móng băng phù hợp, sử dụng vật liệu chất lượng và lưu tâm đến quá trình bảo dưỡng

9. Các mẫu bản vẽ móng băng 

Dưới đây là một số mẫu bản vẽ móng băng chi tiết được SBS VILLA tổng hợp từ các nguồn uy tín, mời quý giá chủ cùng tham khảo:

Bản vẽ móng băng chi tiết

Bản vẽ mặt bằng kết cấu móng băng

Bản vẽ kết cấu móng lệch tâm và móng đối xứng

Bản vẽ móng lệch tâm và móng đối xứng chi tiết

Bản vẽ kết cấu móng băng của một dự án thực tế

Mặt bằng kết cấu móng băng của một dự án thực tế

Trên đây tổng hợp các thông tin chi tiết về móng băng. Ứng dụng, cấu tạo, phân loại, ưu nhược điểm, quy trình thi công cùng chi phí và một số lưu ý khi xây dựng móng băng . SBS VILLA hy vọng, thông qua đây, quý gia chủ sẽ có thêm những “hành trang vững chắc” để hỗ trợ cho quá trình xây dựng tổ ấm của mình. Nếu gia chủ có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với KTS Lê Quang Trung để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí ngay hôm nay nhé!

SBS VILLA là thương hiệu chuyên thiết kế kiến trúc, nội thất biệt thự, villa toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung và phía Nam, thành lập từ năm 2018. 

Sau 6 năm phát triển, từng bước tích lũy cho mình những kiến thức, bài học lớn cùng sự thấu hiểu nhu cầu, khó khăn của mỗi gia đình. Từ đó, chúng tôi tự tin mang đến cho gia chủ những tổ ấm độc nhất về mặt thẩm mỹ, có công năng khoa học, xoay quanh lối sống gia đình và giải quyết triệt để những lo lắng của gia chủ. 

Trong mỗi dự án, SBS VILLA cam kết mang đến những công trình thực tế có kết cấu bền bỉ, trường tồn theo thời gian đảm bảo độ chính xác so với bản vẽ 3D lên đến 95%, nhờ ứng dụng 21 giải pháp và kỹ thuật thi công hiện đại nhất

Sau khi hoàn thiện, SBS VILLA sẽ tiến hành kiểm tra công trình định kỳ theo từng giai đoạn. Cùng với đó là chính sách bảo hành kết cấu lên đến 10 năm & bảo hành chống thấm trong 3 năm, mang đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng nhất. 

Với tinh thần cải tiến liên tục, SBS VILLA mong rằng sẽ nhận được sự tin tưởng và lựa chọn từ quý gia chủ trong các dự án sắp tới.

Bài viết khác
Con Kê Bê Tông Là Gì?
ĐỌC THÊM
Xi Măng Trắng Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Loại Vật Liệu Đặc Biệt Này
ĐỌC THÊM
Gỗ Gõ Đỏ Là Gì? Ứng Dụng Trong Kiến Trúc Và Nội Thất
ĐỌC THÊM
10 Cây Trồng Giếng Trời Và Lưu Ý Mà Gia Chủ Cần Biết
ĐỌC THÊM
Nhà Hướng Tây Nam Hợp Tuổi Nào? Cách Bố Trí Không Gian Hợp Phong Thủy
ĐỌC THÊM
Làm Nhà 2 Năm Có Sao Không? Giải Đáp Thắc Mắc Cho Gia Chủ
ĐỌC THÊM
20+ Mẫu thiết kế biệt thự mặt tiền 10m đẹp mê ly
ĐỌC THÊM
Bản vẽ kết cấu là gì? Cách đọc bản vẽ kết cấu xây dựng chính xác
ĐỌC THÊM
Hồ Sơ Kỹ Thuật Là Gì? Các Thành Phần Chính Trong Hồ Sơ
ĐỌC THÊM
Móng cọc là gì? Cấu tạo, Phân loại và Quy trình thi công
ĐỌC THÊM
GOT ANY QUESTIONS?
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực thiết kế, thi công villa. Chúng tôi mong muốn tạo nên những công trình vượt thời gian.
WORKSPACE

280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng

SHOWROOM

201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị