280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
Móng băng 2 phương là loại móng băng có 2 phương vuông góc với nhau theo chiều dài và chiều rộng của ngôi nhà, tạo thành các ô vuông như bàn cờ.
Trong xây dựng, móng băng 2 phương phù hợp cho các công trình có tải trọng từ trung bình đến lớn, đặc biệt là các công trình có tải trọng lớn như biệt thự hoặc nền đất có độ lún không đều.
Móng băng 2 phương là một loại móng băng được thiết kế theo 2 phương vuông góc với nhau, thường được sử dụng cho các công trình có tải trọng lớn hoặc nền đất có độ lún không đều
Móng băng 2 phương được thiết kế để chịu tải trọng theo cả 2 phương vuông góc với nhau, giúp phân bổ tải trọng đồng đều và tăng độ cứng của nền móng. Để đảm nhận được nhiệm vụ này, móng băng 2 phương phải được cấu tạo từ các bộ phận chính sau đây:
Móng băng 2 phương có cấu tạo từ 4 bộ phận chính, bao gồm: Lớp lót bên tông, bản móng, dầm móng và cốt thép móng
Tùy vào loại vật liệu được sử dụng trong quá trình thi công, móng băng 2 phương có thể được chia thành 3 loại như sau:
Đây là loại móng băng phổ biến nhất, sử dụng bê tông cốt thép để chịu tải. Chúng có khả năng chịu lực tốt, bền bỉ theo thời gian, phù hợp với hầu hết các công trình dân dụng và công nghiệp.
Móng băng gạch được ứng dụng phổ biến trong ngành xây dựng dân dụng từ lâu đời. Loại móng này thường được làm từ các viên gạch xếp chồng lên nhau và liên kết bằng vữa xây.
Dựa vào cách móng băng 2 phương chịu lực và truyền tải trọng xuống nền đất, có thể chia móng băng 2 phương thành ba loại chính:
Kết cấu móng được coi là một khối cứng, ít bị biến dạng khi chịu tải. Loại móng băng này đặc biệt phù hợp với công trình có tải trọng cao hoặc các công trình có tải trọng trung bình trên nền đất tốt.
Móng băng mềm hai phương được thiết kế linh hoạt để thích nghi với các công trình có yêu cầu chịu động đất hoặc làm việc trên môi trường đất đỏ. Loại móng này có sự biến dạng đáng kể dưới tác động của tải trọng, chịu lực theo cơ chế đàn hồi. Móng băng mềm hai phương thường áp dụng khi nền đất yếu hoặc cần tăng khả năng phân bổ tải trọng đều.
Đây là loại móng được kết hợp giữa móng cứng và móng mềm, có dầm móng chịu lực chính và bản móng phân phối tải trọng. Chúng được dùng cho công trình có tải trọng lớn trên nền đất có sức chịu tải trung bình.
Trong thi công, móng băng 2 phương có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp công trình duy trì tính ổn định và bền vững theo thời gian. Cụ thể:
Nhờ những ưu điểm trên, móng băng 2 phương là giải pháp lý tưởng cho nhiều loại công trình, từ nhà dân dụng đến công trình công nghiệp có tải trọng lớn.
Móng băng 2 phương sở hữu những ưu điểm vượt trội như hỗ trợ công trình phân bổ tải trọng đều, tăng cường độ cứng, ổn định của tổng thể
Mặc dù móng băng 2 phương có nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý trong thiết kế và thi công như sau:
Thi công móng băng 2 phương cần tuân thủ chặt chẽ các bước kỹ thuật để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình. Theo đó, quy trình thi công sẽ được diễn ra theo 7 bước như sau:
Trước khi thi công móng băng 2 phương, đội xây dựng cần san lấp và dọn dẹp mặt bằng để đảm bảo khu vực thi công sạch sẽ và bằng phẳng. Tiếp đó, xác định vị trí móng băng theo bản vẽ thiết kế bằng cách căng dây, đóng cọc mốc để đảm bảo độ chính xác. Đồng thời, đội xây dựng cần kiểm tra cao độ móng bằng máy thủy bình để đảm bảo móng nằm đúng vị trí theo thiết kế.
Ở giai đoạn này, đội thi công sẽ tiến hành đào đất theo kích thước móng băng, đảm bảo đúng cao độ và độ sâu theo thiết kế. Thành hố móng cần được giữ ổn định, nếu đất yếu có thể gia cố bằng ván khuôn hoặc cọc tre để tránh sạt lở. Song song đó, phần đáy móng phải được làm phẳng và đầm chặt để đảm bảo nền đất không bị lún.
Quá trình đào hố móng cần đảm bảo độ cao và độ sau theo thiết kế. Phần đáy móng cần được làm phẳng và đầm chặt để nền đất không bị lún
Sau khi đào hố móng xong, đội thi công sẽ tiến hành đổ một lớp bê tông lót (độ dày tùy theo yêu cầu của công trình) để tạo bề mặt phẳng, tránh mất nước xi măng khi đổ bê tông móng chính. Sau đó, đợi bê tông lót khô trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Cốp pha sẽ được lắp theo đúng kích thước dầm móng và bản móng, đảm bảo chắc chắn để không bị biến dạng khi đổ bê tông. Tiếp đến, đội thi công sẽ kiểm tra độ thẳng, vuông góc và độ kín của cốp pha để tránh mất vữa khi thi công.
Cốt thép được gia công theo đúng bản vẽ thiết kế, gồm thép chủ, thép đai và thép chịu lực cho cả 2 phương. Thép cần được buộc chặt bằng dây kẽm, đảm bảo khoảng cách và lớp bê tông bảo vệ Kiểm tra kỹ lưỡng để tránh sai sót trước khi đổ bê tông.
Bê tông sử dụng để đổ móng băng 2 phương cần đảm bảo đúng mác thiết kế. Quá trình đổ cần đổ cần bê tông theo từng lớp, đầm dùi kỹ lưỡng để tránh rỗ khí và đảm bảo liên kết giữa các lớp bê tông. Gia chủ cần bảo đảm bê tông được đổ liên tục, tránh gián đoạn làm ảnh hưởng đến chất lượng móng.
Sau khi đổ bê tông, lớp bê tông này sẽ được phủ bao tải ẩm hoặc tưới nước thường xuyên trong ít nhất 7 ngày để bê tông đạt cường độ tốt nhất. Đồng thời, các tác động mạnh lên bê tông cần được loại bỏ khi bê tông chưa đạt cường độ thiết kế.
Quy trình thi công móng băng 2 phương thực tế tại công trường
Móng băng một phương và móng băng 2 phương đều là dạng móng nông, được đặt sâu dưới lòng đất (khoảng 1,5 – 2m), có dạng dải dài và chạy theo một hoặc hai phương của công trình xây dựng. Nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt về cấu tạo, khả năng chịu lực và phạm vi ứng dụng,… cụ thể như sau:
Móng băng 1 phương: Dầm móng chỉ chạy theo một hướng (thường là dọc theo trục ngắn của công trình).
Móng băng 2 phương: Dầm móng chạy theo hai hướng vuông góc, tạo thành dạng lưới ô cờ.
Móng băng 1 phương: Chịu tải trọng theo một phương chính, phù hợp với công trình có tải trọng nhỏ đến trung bình.
Móng băng 2 phương: Chịu tải trọng theo 2 phương, giúp phân bố tải trọng đều hơn và chịu tải lớn hơn.
Móng băng 1 phương: Độ cứng thấp hơn do chỉ có một hệ dầm, dễ bị lún lệch nếu nền đất yếu.
Móng băng 2 phương: Độ cứng cao hơn do có hai hệ dầm liên kết, giảm nguy cơ lún lệch.
Móng băng 1 phương: Hạn chế lún nhưng vẫn có nguy cơ lún không đều nếu nền đất yếu.
Móng băng 2 phương: Giảm nguy cơ lún không đều tốt hơn do tải trọng phân bố theo cả 2 phương.
Móng băng 1 phương: Dùng cho công trình dân dụng nhỏ, nhà phố, nhà cấp 4, công trình có tải trọng vừa phải.
Móng băng 2 phương: Dùng cho công trình có tải trọng lớn hơn như nhà nhiều tầng, biệt thự, chung cư thấp tầng hoặc khu vực có nền đất yếu.
Móng băng 1 phương: Chi phí thi công móng băng 1 phương thường thấp hơn các loại móng khác (trong đó có móng băng 2 phương). Do quá trình thiết kế và thi công móng đơn giản đã giúp gia chủ tối ưu chi phí lao động và vật liệu.
Móng băng 2 phương: Chi phí thi công cao hơn so với móng băng 1 phương. Do quá trình xây dựng cần nhiều vật liệu hơn (bê tông, cốt thép,…) và thi công phức tạp hơn.
Móng băng 1 phương: Dễ thi công, thời gian xây dựng nhanh hơn.
Móng băng 2 phương: Thi công phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn.
Mặc dù có những điểm giống nhau, tuy nhiên giữa móng băng 1 phương và 2 phương vẫn tồn tại những điểm khác biệt về cấu tạo, khả năng chịu lực, chi phí thi công và ứng dụng,…
SBS VILLA vừa chia sẻ đến quý gia chủ các thông tin chi tiết về móng băng 2 phương. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, quý gia chủ đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích để lựa chọn được loại móng phù hợp cho công trình xây dựng của mình và để hỗ trợ cho quá trình làm việc cùng đội xây dựng được diễn ra thuận lợi nhất.
Hiện tại, SBS VILLA là công ty thiết kế biệt thự trên toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung và phía Nam.
Ở hạng mục thi công, thông qua 21 giải pháp kỹ thuật khác biệt được áp dụng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những công trình có kết cấu bền vững và giống bản vẽ 3D đến ít nhất 95%.
Nếu gia chủ đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công uy tín, hãy liên hệ với SBS VILLA qua hotline 0973222166 để được tư vấn và hỗ trợ khái toán ngay hôm nay nhé!
280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị