Lễ Cất Nóc Nhà Là Gì? Ý Nghĩa Và Những Lưu Ý Quan Trọng

Lễ cất nóc nhà thường được thực hiện như một nghi thức quan trọng để trình báo với Thổ Công và các Thành Linh. Đồng thời, mong cầu những điều may mắn, thuận lợi luôn đến với gia đạo. Vậy lễ cúng cất nóc là gì, những thủ tục quan trọng như chọn ngày tốt, chuẩn bị mâm cúng, bài văn khấn hay lựa chọn người cất nóc ra sao, hãy cùng SBS VILLA tìm hiểu qua bài viết qua bài viết sau đây. Đồng thời, chúng tôi sẽ trả lời những câu hỏi gia chủ thường xuyên thắc mắc về lễ cúng cất nóc, vì vậy, bạn đừng bỏ qua những thông tin quan trọng nhé!

1. Cất nóc là gì?

Lễ cất nóc nhà còn gọi là lễ Thượng Lương, là nghi lễ được thực hiện vào ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình, với mong muốn quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi và tránh các rủi ro như thiên tai, lũ lụt.

Đây là một nghi lễ quan trọng trong khi xây dựng nhà cửa hay các công trình cao ốc, biệt thự. Thường những ngày đẹp để cất nóc nhà rơi vào các ngày mùng 1, 2, 4, 6, 10, 12, 15, 16, 17, 20, 24, 26, 28, 30 theo lịch âm. Tuy nhiên việc chọn ngày đẹp để cất nóc còn phụ thuộc vào tuổi của gia chủ.

Cất nóc nhà hay còn gọi là lễ Thượng Lương, đây là nghi lễ quan trọng trong quá trình xây dựng

Cất nóc là nghi lễ quan trọng trong quá trình xây dựng

2. Ý nghĩa lễ cất nóc nhà

Nghi lễ cất nóc nhà được thực hiện mang theo những ý nghĩa sâu sắc, cụ thể:

  • Lễ cất nóc nhà thể hiện sự tôn kính với Trời Đất và các vị thần

Theo quan niệm dân gian, lễ cất nóc nhà được diễn ra với mục đích báo cáo cho Trời Đất và Thổ Công về việc hoàn thành phần thô của công trình. Và đây là nơi nương náu, là chốn an cư lạc nghiệp của một gia đình. Đồng thời, nghi lễ cũng là cơ hội để gia chủ mong cầu sự bình an, may mắn, hy vọng cho cuộc sống, sự nghiệp của các thành viên trong gia đình luôn gặp thuận lợi và suôn sẻ.

  • Cầu mong cho quá trình thi công diễn ra tốt đẹp

Đối với những công trình xây dựng lớn, nhằm mục đích kinh doanh, gia chủ thường rất chú trọng đến nghi lễ cất nóc. Quá trình này chủ yếu mong cho công việc thi công được diễn ra tốt đẹp, gia chủ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt và thuận buồm xuôi gió về sau.

lễ cúng cất nóc nhà có ý nghĩa sâu sắc về phong thủy, ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống của gia đình

Lễ cất nóc nhà có ý nghĩa quan trọng về mặt sự nghiệp lẫn cuộc sống của gia đình

3. Thủ tục lễ cất nóc nhà không nên bỏ qua

3.1. Xem và chọn ngày tốt cất nóc nhà

Theo quan niệm phong thủy của người Việt Nam, việc xem và chọn ngày tốt cho lễ cất nóc nhà đóng vai trò quan trọng. Bởi điều này không chỉ mang lại sự may mắn mà còn đảm bảo cho quá trình cất nóc được diễn ra suôn sẻ.  

Trong quá trình chọn ngày, gia chủ nên tránh các ngày, giờ không tốt như:

  • Ngày Tam Nương: rơi vào các ngày 3, 7, 13, 18, 22, 27 (âm lịch). 
  • Ngày Thọ Tử: ngày 5, 14 và 23 (âm lịch). 
  • Ngày Dương Công Kỵ Nhật: ngày 13/1, 11/2, 9/3, 7/4, 5/5, 3/6, 8/7, 29/7, 27/8, 25/9, 23/10, 21/11 và 19/12 (âm lịch).

Ngoài ra, gia chủ có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy hoặc thầy cúng để lựa chọn được ngày cất nóc phù hợp với tuổi mệnh của bản thân. 

3.2. Mâm lễ cúng cất nóc nhà

Mâm lễ cúng cất nóc nhà gồm những vật phẩm như sau:

  • 1 con gà luộc hoặc heo quay
  • 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • 1 đĩa muối
  • 1 bát gạo
  • 1 bát nước
  • 1 lít rượu trắng
  • 1 bao thuốc lá
  • 1 lạng chè 
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh: Quần áo, mũ, hia (quần – áo – mũ là màu đỏ, kiếm màu trắng) tượng trưng cho các vị thần linh cai quản khu vực xây dựng.
  • 1 bộ đinh vàng hoa
  • 5 lễ vàng tiền
  • 5 quả tròn
  • 9 bông hoa hồng đỏ
  • Nhang đèn

** Lưu ý: Tùy theo văn hóa của từng địa phương và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm lễ vật sẽ có sự thay đổi.

Tùy vào văn hóa, phong tục của từng địa phương mà mâm lễ cúng cất nóc có thể khác nhau

Mâm lễ cúng cất nóc nhà

3.3. Bài văn khấn cất nóc nhà 

Bài văn khấn cất nóc nhà

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. 

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần. 

– Con kính lạy quan Đương niên. 

– Con kính lạy các tôn thần bản xứ. 

Tín chủ (chúng) con là: …………………… 

Ngụ tại: ……………………………………… 

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm …… 

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo …………….. cất nóc căn nhà ở địa chỉ: …………… ngôi dương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình, con cháu. 

Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được cất nóc. 

Tín chủ con thành tâm kính mời: 

Ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế chí đức tôn thần. 

Ngài Bản canh Thành hoàng Chư vị Đại vương. 

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa. 

Ngài Định phúc Táo quân. 

Các ngài Địa chúa Long Mạch tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này. 

Cúi xin các Ngài, nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ – thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. 

Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý. 

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. 

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

3.4. Chọn người cất nóc nhà

Sau đây là một số tiêu chí lựa chọn người cất nóc nhà:

  • Về tuổi tác:

Người cất nóc nên có tuổi tác từ 30 đến 60, là những người đã có gia đình, con cái, cuộc sống ổn định và được nhiều người kính trọng.

Ngoài ra, gia chủ nên tránh chọn những người tuổi Kim, Thổ, Hỏa. Và nên chọn những người có tuổi Mộc hoặc Thủy vì hai mệnh này tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển và may mắn.

  • Bản mệnh:

Gia chủ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy để lựa chọn  người cất nóc có bản mệnh phù hợp với bản thân. 

  • Giới tính 

Theo quan niệm dân gian, người cất nóc thường là nam giới, bởi nam giới tượng trưng cho sức mạnh và sự vững chắc. 

  • Đạo đức:

Người cất nóc cần có đạo đức tốt, sống hiền lành, lương thiện và được mọi người tin tưởng.

Đồng thời, gia chủ nên tránh chọn người có lối sống buông thả hoặc có tiền án tiền sự.

** Lưu ý: Người được lựa chọn cất nóc nhà cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề trước khi thực hiện nghi lễ. Bên cạnh đó, khi cất nóc, người thực hiện cần nâng nóc nhà một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và không được để nóc nhà rơi xuống đất.

3.5. Trình tự thục hiện thủ tục cất nóc nhà

Bước 1: Chọn ngày giờ làm lễ cất nóc

Lựa chọn ngày và giờ tốt để cất nóc nhà là bước quan trọng hàng đầu. Nên chọn giờ hoàng đạo và ngày lành để đảm bảo mang lại sự may mắn và thuận lợi cho công trình. Gia chủ có thể tham khảo chuyên gia phong thủy để tìm ra ngày giờ phù hợp nhất, giúp mọi sự diễn ra suôn sẻ.

Bước 2: Chuẩn bị bàn thờ

  • Nhà riêng: Cần chuẩn bị mâm lễ cho ban thờ gia tiên (trong nhà) và một mâm cúng ngoài trời.
  • Công trình lớn: Bàn thờ cần được đặt ngoài trời tại vị trí thích hợp, đảm bảo sự trang nghiêm và hợp phong thủy.

Bước 3: Chuẩn bị mâm lễ 

Sắp đặt đầy đủ lễ vật cần thiết theo yêu cầu. Lễ vật thường bao gồm hương, hoa, rượu, trà, bánh trái, gà trống, và các món lễ cúng khác. Bày trí gọn gàng và đúng thứ tự lên bàn thờ.

Bước 4: Thắp nhang

Chủ đầu tư hoặc gia chủ thắp nhang lên mâm lễ, tạo nên không khí linh thiêng cho buổi lễ. Hãy thắp nhang theo số lượng phù hợp với phong tục (thường là số lẻ để thể hiện sự may mắn).

Bước 5: Tiến hành nghi thức cúng

Nghi thức cúng có thể do thầy cúng hoặc chính gia chủ thực hiện. Trong quá trình cúng, gia chủ nên đọc văn khấn, bày tỏ lòng thành kính với thần linh và tổ tiên, cầu mong sự an lành cho công trình.

Bước 6: Hạ lễ 

Sau khi hương đã cháy hết, gia chủ khấn xin hạ lễ và bắt đầu hạ các món lễ vật xuống. Lưu ý, hành động này cần được thực hiện một cách trang trọng và thành kính.

Bước 7: Các thủ tục sau lễ

Cuối cùng, tiến hành các thủ tục sau lễ như hóa vàng, chia lộc, và tổ chức tiệc mừng (nếu có). Các thủ tục này có thể khác nhau tùy theo truyền thống và tín ngưỡng của mỗi gia đình.

4. Những lưu ý quan trọng trong lễ cất nóc nhà

Trước và trong quá trình thực hiện lễ cất nóc nhà, gia chủ cần lưu tâm đến một số vấn đề như sau để nghi thức được diễn ra suôn sẻ.

  • Kiểm tra thời tiết

Trước khi thực hiện lễ cất nóc, gia chủ cần kiểm tra dự báo thời tiết. Tránh tổ chức lễ vào ngày mưa để đảm bảo sự an toàn cho người thực hiện. Đồng thời, giúp cho quá trình bày biện, trang trí và các nghi thức được diễn ra thuận lợi.

  • Giữ an toàn cho lễ cúng

Trong quá trình thực hiện lễ, gia chủ cần tránh làm xô lệch hoặc vỡ mâm cúng, vừa đảm bảo sự trang nghiêm vừa tránh những điều xui rủi, không may mắn.

  • Mời người hợp cung, mệnh gia chủ tham gia 

Sự tham gia của những người hợp cung, mệnh với gia chủ trong lễ cất nóc nhà giúp tăng cường năng lượng tích cực và những điều may mắn cho ngôi nhà mới.

  • Tránh các hướng ao hồ, đình miếu

Gia chủ cần tránh cất nóc nhìn ra hướng ao hồ, đình miếu,… Bởi điều này ảnh hưởng đến tài vận và sức khỏe của gia đình theo phong thủy. 

  • Chú ý điểm góc mái

Điểm góc mái được xem là nơi yếu nhất của căn nhà. Vì vậy, trong quá trình cất nóc, gia chủ cần đảm bảo phần này được xây dựng kiên cố, chắc chắn, đảm bảo tính an toàn cho ngôi nhà.

  • Màu sắc mái nhà

Gia chủ nên lựa chọn mái nhà có màu xanh hoặc nâu sẫm. Bởi theo quan niệm phong thủy, 2 màu sắc này mang đến may mắn cho gia chủ.

5. Câu hỏi thường gặp về lễ cất nóc nhà

5.1. Mượn tuổi cất nóc nhà được không?

Theo quan niệm dân gian và ý kiến của các chuyên gia phong thủy, việc mượn tuổi cất nóc nhà là cách hiệu quả để hóa giải những vận hạn xấu. Từ đó, giúp gia chủ có một công trình an toàn, bền vững. Đồng thời, thu hút may mắn, tài lộc đến cho gia đình. 

Tuy nhiên, trong quá trình mượn tuổi, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Người được mượn tuổi cần có tuổi hợp với năm xây nhà, tránh phạm các hạn Kim Lâu, Hoang Ốc và Tam Tai.
  • Người được mượn tuổi cũng cần có đầy đủ sức khỏe, tinh thần minh mẫn và đạo đức tốt.
  • Ngoài ra, gia chủ cần có sự đồng ý của người được mượn tuổi và người được mượn tuổi phải thực hiện đầy đủ các nghi thức theo yêu cầu.

5.2. Lễ cất nóc nhà gỗ, mái tôn có khác nhau không?

Về cơ bản, lễ cất nóc nhà gỗ hay mái tôn không có sự khác biệt về mục đích, mâm lễ chính hay cách thức thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt như:

  • Lễ vật: Lễ vật của lễ cất nóc nhà gỗ thường cầu kỳ, sang trọng hơn so với nhà mái tôn.
  • Nghi thức: Lễ cúng cất nóc nhà gỗ thường được thực hiện theo đúng phong tục truyền thống, có sự tham gia của thầy cúng hoặc người có kinh nghiệm. Trong khi đó, nghi thức cất nóc mái tôn có thể được thực hiện đơn giản hơn và không quá khắt khe.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến lễ cất nóc nhà cùng những thủ tục quan trọng gia chủ cần biết. Chúng tôi mong rằng, thông qua những thông tin được chia sẻ, gia chủ có thể có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cho nghi thức cúng cất nóc của gia đình. Từ đó, cầu mong những điều may mắn, bình an và tài lộc luôn đến với gia đạo. 

Hiện tại, SBS VILLA là công ty thiết kế kiến trúc và nội thất có showroom lớn nhất Miền Trung. Bên cạnh dịch vụ thiết kế trên toàn quốc, chúng tôi còn nhận thi công trọn gói tại một số tỉnh thành ở khu vực Miền Trung và Phía Nam như Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Vũng Tàu,… Đối với các tỉnh, thành phố chưa nhận thi công, chúng tôi sẽ hỗ trợ gia chủ tự xây dựng từ xa thông qua các hạng mục công việc như trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư về phương án thiết kế hoặc tư vấn gói vật tư phù hợp. Đồng thời, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết các phát sinh (nếu có). 

Với thế mạnh về sản phẩm, dịch vụ và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, chúng tôi hy vọng có thể trở thành người bạn đồng hành của quý khách hàng trên hành trình kiến tạo tổ ấm. Nếu gia chủ có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan đến vấn đề thiết kế, thi công, đừng ngần ngại liên hệ với SBS VILLA qua hotline 0972 910 046 để được đội ngũ của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay nhé!

Bài viết khác
20+ Mẫu Phòng Khách Tối Giản Cho Biệt Thự Được Ưa Chuộng
ĐỌC THÊM
Biệt Thự Tứ Lập Là Gì? Đặc Trưng Biệt Thự Tứ Lập
ĐỌC THÊM
Mẫu Biệt Thự Phong Cách Châu Âu Đẹp Và Sang Trọng
ĐỌC THÊM
Mẫu Biệt Thự Địa Trung Hải Đẹp Xu Hướng Hiện Nay
ĐỌC THÊM
Mẫu Biệt Thự Phong Cách Indochine (Đông Dương) Đẹp
ĐỌC THÊM
Biệt Thự Đơn Lập Là Gì? Đặc Điểm Chính Biệt Thự Đơn Lập
ĐỌC THÊM
Biệt Thự Song Lập Là Gì? Đặc Trưng Nổi Bật Mẫu Biệt Thự Này
ĐỌC THÊM
Lục Sát Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Cách Hóa Giải Lục Sát Nhà Ở
ĐỌC THÊM
20+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Phố Hiện Đại Đẹp Được Ưa Chuộng
ĐỌC THÊM
Con Kê Bê Tông Là Gì?
ĐỌC THÊM
GOT ANY QUESTIONS?
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực thiết kế, thi công villa. Chúng tôi mong muốn tạo nên những công trình vượt thời gian.
WORKSPACE

280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng

SHOWROOM

201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị