Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi là gì? Đây là câu hỏi được nhiều gia chủ tìm kiếm khi tìm hiểu về các loại vật liệu xây dựng. Hiện nay, với sự phát triển của ngành xây dựng hiện đại, bê tông tươi ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhờ đặc tính phù hợp với nhiều dạng công trình và chất lượng ổn định. Đặc biệt, nhờ tính linh hoạt của bê tông tươi, gia chủ và đội xây dựng có thể đẩy nhanh tiến độ thi công, tối ưu chi phí nhân công trong khi chất lượng công trình vẫn được đảm bảo. Vậy bê tông tươi là gì? Ưu, nhược điểm cùng tiêu chuẩn đánh giá bê tông tươi ra sao, hãy cùng SBS VILLA tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

1. Bê tông tươi là gì?

Bê tông tươi là gì? Theo Wikipedia, bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau. Trong xây dựng, sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng. 

Về phân loại, bê tông tươi được phân loại theo mác bê tông (chỉ số thể hiện khả năng chịu nén của bê tông sau khi đạt cường độ tối đa, thường là 28 ngày). Hiện nay, mác của bê tông tươi sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau như 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Chẳng hạn, khi đề cập đến mác bê tông 200 tức là nói đến khả năng chịu nén tối đa của mẫu bê tông kích thước tiêu chuẩn sau 28 ngày trong điều kiện bảo dưỡng tiêu chuẩn. Cụ thể, mác 200 có khả năng chịu nén đạt 200kg/cm². Tuy nhiên, trong thực tế tính toán thiết kế kết cấu theo trạng thái giới hạn thứ nhất, cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ được coi là 90kg/cm².

Bê tông tươi là gì? Bê tông tươi là hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia được trộn sẵn theo những tỉ lệ tiêu chuẩn.

Bê tông tươi là loại bê tông được sản xuất tại các trạm trộn bê tông chuyên nghiệp, sau đó vận chuyển đến công trình bằng xe bồn chuyên dụng

2. Ưu điểm và nhược điểm của bê tông tươi

Sau khi hiểu được định nghĩa bê tông tươi là gì? SBS VILLA mời quý gia chủ cùng tìm hiểu về ưu, nhược điểm của loại vật liệu xây dựng này.

2.1. Ưu điểm 

Bê tông tươi được ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng lớn và cả các dự án nhà dân dụng, bởi chúng sở hữu một số ưu điểm vượt trội như sau:

  • Tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công: Thay vì phải trộn thủ công tại công trường, bê tông tươi được vận chuyển trực tiếp bằng xe bồn, giúp đội thi công giảm thiểu thời gian chờ đợi và chuẩn bị. Ngoài ra, vì bê tông đã được trộn sẵn theo tỷ lệ chuẩn nên không cần nhiều nhân lực để trộn tại chỗ, chỉ cần đội ngũ đổ và xử lý bề mặt bê tông khi bơm đến.  
  • Hạn chế hao hụt vật liệu: Việc trộn tại trạm giúp giảm thiểu rủi ro hao hụt nguyên vật liệu do sai số khi cân đo thủ công.
  • Chất lượng bê tông đồng đều: Bê tông tươi được trộn theo tiêu chuẩn chính xác bằng công nghệ máy hiện đại, tiên tiến tại trạm. Vì vậy, các thông số sẽ được kiểm định chặt chẽ ngay từ đầu giúp tạo ra sản phẩm bê tông đồng nhất về chất lượng. 
  • Bê tông tươi được lựa chọn nhiều tính năng: Bằng việc sử dụng thêm 1 số loại phụ gia trộn với bê tông tươi, ta có thể tạo ra bê tông tươi với nhiều tính năng khác nhau như tăng độ chống trơn cho bê tông, chống thấm hoặc cách nhiệt,… Từ đó, tạo nên tính tiện lợi khi sử dụng và đáp ứng tối đa nhu cầu xây dựng của gia đình. 

2.2. Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, bê tông tươi vẫn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Phụ thuộc vào thời gian vận chuyển: Bê tông tươi cần được đổ trong khoảng thời gian nhất định (thường từ 60 – 90 phút) kể từ khi trộn xong. Do đó, nếu không chất lượng sẽ giảm, bị khô, cứng ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.
  • Chi phí cao hơn so với trộn thủ công: Giá bê tông tươi thường cao hơn do phải trả thêm chi phí vận chuyển và kiểm soát chất lượng tại trạm.
  • Khó kiểm soát chất lượng bê tông: Chất lượng bê tông tươi phụ thuộc nhiều vào độ uy tín và khả năng kiểm soát chất lượng của đơn vị cung cấp. Nhiều đơn vị sử dụng xi măng hết hạn, đá non dễ vỡ cùng tỷ lệ pha trộn không hợp lý,… Tuy nhiên, chủ đầu tư và đơn vị xây dựng khó kiểm soát được điều này.
  • Khó điều chỉnh tỷ lệ cốt liệu tại công trường: Khi đã vận chuyển đến công trường, việc điều chỉnh tỷ lệ cốt liệu để phù hợp với yêu cầu thực tế là rất khó khăn.
  • Yêu cầu máy móc và thiết bị chuyên dụng: Cần có xe bồn, xe bơm bê tông hoặc các thiết bị chuyên dụng để vận chuyển và thi công.
Ưu, nhược điểm của bê tông tươi

Bê tông tươi giúp tiết kiệm thời gian, chi phí nhân công, hạn chế hao hụt vật liệu,… Tuy nhiên, chúng lại có chi phí khá cao, khó điều chỉnh tỷ lệ cốt tại công trường và yêu cầu máy móc, thiết bị chuyên dụng khi vận chuyển, thi công

3. Tiêu chuẩn bê tông tươi đảm bảo chất lượng 

3.1. Tiêu chuẩn về thành phần bê tông tươi

Để thành phần bê tông tươi đạt chất lượng, người sản xuất bê tông hoặc khách mua bê tông có thể áp dụng một trong hai cách sau:

  • Cách thức 1: Nhà sản xuất bê tông chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc lựa chọn và kiểm soát thành phần vật liệu hỗn hợp. Mục tiêu là đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng của khách hàng.
  • Cách thức 2: Khách hàng sẽ tự quyết định và lựa chọn thành phần nguyên liệu cho bê tông. Nhà sản xuất có trách nhiệm sản xuất đúng theo thành phần và yêu cầu mà khách hàng đã đưa ra.

Sau khi chọn phương thức, hai bên cần thống nhất cách nhận biết và kiểm tra chất lượng bê tông tại công trình để tránh xảy ra nhầm lẫn hoặc tranh chấp trong quá trình nghiệm thu.

3.2. Tiêu chuẩn về vật liệu 

Bê tông tươi cần đảm bảo các tiêu chuẩn về vật liệu để đảm bảo kiến tạo nên những công trình chất lượng, cụ thể:

  • Xi măng:

Xi măng là chất kết dính chính, ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ và độ bền của bê tông. Xi măng được dùng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật như TCVN – 2682 – 2020 – Xi măng PooclăngTCVN 6260 – 2020 – Xi măng Pooclăng hỗn hợp.

  • Cốt liệu

Cốt liệu bao gồm cát sỏi, đá xây dựng được sử dụng cần tuân thủ TCVN – 1770 – 86TCVN – 1771 – 86. Người sản xuất chỉ được dùng theo những hệ thống tiêu chuẩn khác khi bên mua có yêu cầu sử dụng.

Đối với kho bãi vật liệu cần được phân khu rõ ràng để tránh chồng lẫn lên nhau. Ngoài ra, hệ thống sàng rửa cần đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng về bảo dưỡng bê tông trong quá trình thi công. 

  • Nước trộn bê tông

Nước trộn bê tông cần dùng nước sạch, không chứa tạp chất ảnh hưởng đến phản ứng hóa học của xi măng.

  • Chất phụ gia 

Các chất phụ gia sử dụng trong bê tông bọt khí và bê tông thủy công cần phải có chứng chỉ chất lượng từ nhà sản xuất hoặc cơ quan kiểm định uy tín. Đồng thời, nhà sản xuất bê tông tươi cần tiến hành các thí nghiệm kiểm tra để xác minh hiệu quả và độ an toàn của các phụ gia này. Việc đảm bảo phụ gia đạt chứng nhận không chỉ giúp tăng cường khả năng chịu tải của bê tông cốt thép mà còn kéo dài tuổi thọ, duy trì độ bền của công trình trong thời gian dài.

* Chú thích: TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

Một số tiêu chuẩn về thành phần và vật liệu cần lưu ý để đảm bảo chất lượng của bê tông tươi

Bê tông tươi cần có các thành phần vật liệu như xi măng, cốt liệu, nước và chất phụ gia được trộn theo tỉ lệ phù hợp để đạt chất lượng tốt

4. Cách kiểm tra bê tông tươi chất lượng nhất

Để kiểm tra bê tông tươi có đạt chất lượng hay không, bạn có thể thực hiện theo các cách như sau:

  • Cách 1: Lấy mẫu bê tông tại công trình

Trước khi tiến hành đổ bê tông, bạn cần kiểm tra một số hạng mục quan trọng như tính nguyên vẹn của kẹp niêm chì, độ sụt của hỗn hợp bê tông trong giới hạn cho phép. Sau đó, tiến hành lấy mẫu bê tông tươi để kiểm tra trước khi đổ. Việc kiểm tra bê tông trước khi đổ sẽ giúp gia chủ cảm thấy an tâm hơn. Đồng thời chất lượng của bê tông cũng được xác thực rõ ràng, tránh những sai sót về sau ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 

Hiện tại, để kiểm tra chất lượng của bê tông tươi trước khi đổ tại công trình, đội ngũ Kỹ sư của SBS VILLA sẽ tiến hành các công việc như sau:

– Kiểm tra niêm chì: Mục đích nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng của bê tông tại trạm trộn đến công trình đúng cam kết.

– Kiểm tra độ sụt bê tông: Độ sụt của bê tông biểu thị mức độ lưu động và độ nhuyễn của hỗn hợp trong phạm vi cho phép. Khi mỗi xe bê tông được đưa đến công trình, chúng tôi sẽ kiểm tra độ sụt bằng cách lấy mẫu bê tông nhỏ và sử dụng các thiết bị đo chuyên dụng để kiểm tra.

– Kiểm tra lại thông tin phiếu giao hàng: Nhằm xác thực đầy đủ các thông tin như địa chỉ, tên công ty và số điện thoại liên hệ, địa điểm nhận bê tông, thời gian trộn và biển số xe vận chuyển, loại mác bê tông, cũng như các phụ gia cần thiết như chất đông kết nhanh, chống thấm,…

– Lấy mẫu thử cường độ bê tông: Khi bê tông được chuyển đến công trình, cần lấy mẫu kiểm tra cường độ để so sánh với cường độ thiết kế yêu cầu. Thông thường, đối với các công trình nhà dân, chúng tôi sẽ lấy 3 tổ mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 150x150x150mm để kiểm tra.

Sau khi các hạng mục kiểm tra được hoàn thành, bê tông tươi sẽ được tiến hành xả để bơm vào công trình. Quá trình này được chúng tôi kiểm soát nghiêm ngặt nhằm đem đến cho khách hàng cảm giác an tâm trọn vẹn.

  • Cách 2: Khoan mẫu 

Quy trình kiểm tra cường độ chịu nén của bê tông tươi tại hiện trường gồm các bước như sau:

Bước 1: Khoan lấy mẫu bê tông cần kiểm tra

Tiến hành khoan lấy mẫu bê tông tại vị trí cần kiểm tra, đảm bảo mẫu đủ kích thước và đại diện cho khối bê tông cần đánh giá.

Bước 2: Đánh dấu và cắt phẳng hai đầu mẫu

Dùng dụng cụ chuyên dụng để cắt phẳng hai đầu mẫu, đảm bảo mẫu có bề mặt đồng nhất, không bị sứt mẻ hay nứt gãy.

Bước 3: Kiểm tra thông số kỹ thuật của mẫu

Đo đạc và kiểm tra các thông số kỹ thuật như khoảng cách cốt thép, đường kính thép và mật độ thép trong khối bê tông.

Bước 4: Kiểm tra độ phẳng của mẫu

Đảm bảo bề mặt mẫu phẳng đều, không nghiêng lệch để đảm bảo kết quả thí nghiệm chính xác.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra cường độ chịu nén

Đưa mẫu vào máy ép kiểm tra cường độ chịu nén. Gia tải từ từ với tốc độ khoảng 2 – 10 daN/cm² đến khi mẫu bị phá hủy. Ghi nhận giá trị lực nén tối đa và tính toán cường độ chịu nén của mẫu.

Có 2 cách thức kiểm tra bê tông tươi chất lượng bao gồm: Lấy mẫu bê tông tại công trường và khoan lấy mẫu

Một số phương pháp kiểm tra bê tông tươi chất lượng, đảm bảo tính bền bỉ trong kết cấu của dự án

5. Câu hỏi thường gặp về bê tông tươi

5.1. Bê tông tươi có tốt không?

Bê tông tươi có chất lượng tốt, nhất quán (trong điều kiện cốt liệu đạt chuẩn và tỷ lệ được đo đạc kỹ lưỡng). Bên cạnh đó, một số loại bê tông tươi còn có khả năng cách nhiệt, chống thất cùng khả năng liên kết nhanh,… nhờ vào chất liệu gia được thêm vào. Trong điều kiện được sử dụng đúng mục đích, tuân thủ quy trình kiểm tra và bảo dưỡng nghiêm ngặt, bê tông tươi có thể phát huy tối đa những ưu điểm của mình.

5.2. Nên dùng bê tông tươi hay bê tông trộn 

Bê tông tươi hay bê tông trộn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Gia chủ nên căn cứ vào công trình của gia đình để lựa chọn được loại bê tông phù hợp nhất. Theo các chuyên gia xây dựng:

  • Bạn nên chọn bê tông tươi trong trường hợp công trình lớn, cần đẩy nhanh tiến độ, cần đổ bê tông liên tục, yêu cầu chất lượng và cường độ chịu nén cao. Đặc biệt, công trình đòi hỏi sử dụng bê tươi có phụ gia để tăng chống thấm hoặc cách nhiệt.
  • Còn đối với các công trình dân dụng nhỏ, sử dụng khối lượng bê tông ít, điều kiện thi công khó khăn, không thể vận chuyển xe trộn bê tông vào công trường hay ngân sách hạn hẹp. Trong những trường hợp này, bê tông trộn thủ công là một sự lựa chọn hợp lý.
Bê tông trộn thủ công và bê tông tươi sẽ phát huy những ưu điểm vượt trội riêng nếu được áp dụng đúng loại hình công trình.

Gia chủ cần căn cứ vào thực tế công trình để xác định nên lựa chọn bê tông tươi hay bê tông trộn thủ công. Từ đó, phát huy tối đa ưu điểm của vật liệu

Bê tông tươi được xem là một loại vật liệu có chất lượng tốt và tính linh hoạt cao trong ngành xây dựng hiện đại. SBS VILLA hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ trên đây, quý gia chủ đã hiểu rõ bê tông tươi là gì, ưu, nhược điểm cùng những tiêu chuẩn để lựa chọn bê tông tươi hiệu quả. Từ đó, nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình xây dựng.

Hiện tại, SBS VILLA là công ty thiết kế trên toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên. Trong quá trình xây dựng, tất cả các công trình của SBS VILLA đều được áp dụng 21 giải pháp thi công vượt bậc, ứng dụng bê tông mác 300 thay vì bê tông mác 250. Kết hợp với đó, chúng tôi sử dụng bê tông tươi được sản xuất từ các đơn vị uy tín, có kinh nghiệm dày dặn trong ngành như tại Miền Trung xi măng Đăng Hải, Dinco và miền Nam xi mắng Yamaken, Mê Kông. Nhờ vậy, SBS cam kết mang đến cho khách hàng những công trình bền bỉ từ trong kết cấu và có tính thẩm mỹ cao, giống bản vẽ 3D đến ít nhất 95%.

Nếu quý gia chủ đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công uy tín, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0972 910 046 để được tư vấn và khái toán miễn phí ngay hôm nay nhé!   

>> Xem thêm:

Bài viết khác
TOP 10+ Mẫu biệt thự kiểu Nhật đẹp, ấn tượng nhất 2025
ĐỌC THÊM
Thiết kế biệt thự tại Sóc Trăng đẹp, uy tín và chuyên nghiệp nhất
ĐỌC THÊM
Thiết kế biệt thự tại Hậu Giang đẹp & Báo giá mới nhất SBS VILLA
ĐỌC THÊM
Nhà hướng Đông Bắc đặt bếp hướng nào để may mắn, tài lộc?
ĐỌC THÊM
Nhà hướng Tây Bắc đặt bếp hướng nào để thu hút tài lộc?
ĐỌC THÊM
10+ Mẫu nhà biệt thự 1 tầng 3 phòng ngủ đẹp, hiện đại nhất
ĐỌC THÊM
Thiết kế biệt thự Trà Vinh đẹp, chuyên nghiệp SBS VILLA
ĐỌC THÊM
Công ty thiết kế biệt thự tại Thái Bình chuyên nghiệp SBS VILLA
ĐỌC THÊM
10+ Mẫu thiết kế phòng tập gym tại nhà biệt thự đẹp, hiện đại
ĐỌC THÊM
Công ty thiết kế biệt thự tại Nam Định uy tín và Mẫu biệt thự đẹp
ĐỌC THÊM
GOT ANY QUESTIONS?
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực thiết kế, thi công villa. Chúng tôi mong muốn tạo nên những công trình vượt thời gian.
WORKSPACE

280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng

SHOWROOM

201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị