Bê Tông Nhẹ Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng Trong Kiến Trúc

Bê tông nhẹ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như hỗ trợ giảm tải trọng, áp lực lên nền móng, cách nhiệt, cách âm, chống cháy, chống thấm tốt, thi công nhanh, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Những tính năng này giúp bê tông nhẹ trở thành một lựa chọn lý tưởng cho các công trình nhà ở, cao ốc văn phòng, nhà lắp ghép và các công trình công cộng. Vậy cụ thể, bê tông nhẹ là gì? Cùng SBS VILLA tìm hiểu cấu tạo, phân loại và ứng dụng của loại vật liệu này trong xây dựng trong bài viết sau đây nhé!

1. Bê tông nhẹ là gì? 

Bê tông nhẹ hay còn gọi là bê tông siêu nhẹ. Đây là loại vật liệu xây dựng có khối lượng thể tích nhỏ hơn bê tông thông thường, được sản xuất bằng cách thay thế một phần hoặc toàn bộ cốt liệu nặng bằng các vật liệu nhẹ như hạt xốp EPS, hạt keramzit, đá bọt, bột nhôm,… hoặc bằng cách tạo lỗ rỗng bên trong hỗn hợp bê tông bằng phương pháp tạo bọt và tạo khí.

Bê tông nhẹ có khối lượng thể tích dao động từ 1200 – 1900 kg/m3, thấp hơn so với bê tông truyền thống (2400 – 2500 kg/m3), giúp giảm tải trọng công trình, cải thiện khả năng cách nhiệt, cách âm và tối ưu hóa hiệu suất xây dựng.

Bê tông nhẹ là vật liệu xây dựng có khối lượng thể tích nhỏ hơn bê tông thông thường, được sản xuất bằng cách thay thế một phần hoặc toàn bộ cốt liệu nặng bằng các vật liệu nhẹ

Bê tông nhẹ là vật liệu có khối lượng thể tích thấp hơn bê tông thường, giúp giảm tải trọng công trình

2. Cấu tạo bê tông nhẹ 

Tùy vào từng loại cụ thể, cấu tạo của bê tông nhẹ sẽ có sự khác nhau. Nhưng về cơ bản, loại vật liệu này sẽ được cấu tạo từ các thành chính như sau:

  • Chất kết dính: Bao gồm xi măng Portland, vôi, thạch cao hoặc chất kết dính pozzolan giúp bê tông đạt cường độ và liên kết các hạt cốt liệu.
  • Cốt liệu nhẹ: Gồm các vật liệu như hạt keramzit, đá bọt, hạt EPS hoặc cốt liệu hữu cơ. Chính những cốt liệu nhẹ này giúp giảm khối lượng thể tích của bê tông nhẹ tới 1200 – 1900 kg/m3 tùy theo mác của bê tông (so với 2500 kg/m3 của bê tông thường).
  • Nước: Nước tham gia vào quá trình thủy hóa xi măng, tạo nên sự liên kết vững chắc giữa các thành phần.
  • Chất tạo bọt/ khí (nếu có): Thành phần này được dùng trong bê tông bọt hoặc bê tông khí chưng áp để tạo lỗ rỗng, giúp giảm trọng lượng và tăng khả năng cách nhiệt, cách âm.
  • Chất phụ gia (nếu có): Bao gồm chất siêu dẻo, phụ gia chống thấm, tăng cường độ hoặc chất tạo bọt giúp điều chỉnh tính chất của bê tông.
Thành phần của bê tông nhẹ bao gồm các chất kết dính, cốt liệu nhẹ, nước, chất tạo bọt/khí cùng các chất phụ gia (nếu có)

Bê tông nhẹ được tạo thành từ các chất kết dính, cốt liệu nhẹ, nước, chất tạo bọt/khí cùng các chất phụ gia (nếu có)

3. Phân loại bê tông nhẹ 

Trên thực tế, bê tông nhẹ được phân thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào phương pháp sản xuất, thành phần hay mục đích sử dụng. Sau đây là tổng hợp các loại bê tông nhẹ phổ biến, mời quý gia chủ cùng tham khảo.

3.1. Bê tông tạo bọt (Foam Concrete) 

Bê tông tạo bọt (Foam Concrete) là một loại bê tông siêu nhẹ, có khối lượng thể tích < 500kg/m3. Loại vật liệu này có cấu trúc là các bọt khí nhỏ liên kết với nhau, trong đó bọt khí được tạo ra bằng cách trộn chất tạo bọt vào hỗn hợp xi măng, nước và cát mịn (hoặc không có cát). Quá trình này tạo nên một cấu trúc rỗng kín bên trong bê tông, giúp giảm trọng lượng, tăng khả năng cách nhiệt, cách âm và dễ dàng thi công. Trong thực tế, bê tông tạo bọt được ứng dụng để làm tấm tường, vách ngăn, đổ sàn nhẹ, tạo lớn nền chống thấm hoặc san lấp nền để giảm tải cho nền đất yếu,..    

3.2. Bê tông khí chưng áp (AAC) 

Bê tông khí chưng áp (AAC – Autoclaved Aerated Concrete) có cấu trúc rỗng được hình thành nhờ phản ứng hóa học sinh khí giữa vôi, xi măng, thạch cao, bột nhôm và cát thạch anh. Hỗn hợp sau khi tạo bọt sẽ được hấp chưng áp trong lò ở nhiệt độ 180 – 200°C và áp suất 8 – 12 bar để tăng cường độ và ổn định cấu trúc.

Bê tông khí chưng áp (AAC) nổi trội với trọng lượng nhẹ từ 550-650 kg/m3, khả năng cách nhiệt, chống nóng cao gấp 6-8 lần so với gạch thông thường. Cùng với đó là khả năng chống cháy cao nhất trong xây dựng với mức EI 240, gấp 2 lần các loại gạch chịu lửa khác. 

Hiện nay, bê tông khí chưng áp có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch đỏ và các loại gạch truyền thống khác. Kích thước tiêu chuẩn của loại bê tông này thường là 600x200x100mm, 600x200x150mm, 600x200x200mm tương ứng với chiều dày của tường vách là 100, 150, 200mm.

Bê tông chưng khí áp có cấu trúc rỗng, được hình thành nhờ phản ứng hóa học sinh khí giữa vôi, xi măng, thạch cao, bột nhôm và cát thạch anh

Bê tông nhẹ chưng khí áp AAC có trọng lượng nhẹ, độ bền cao cùng khả năng cách nhiệt và chống cháy vượt trội

3.3. Bê tông khí không chưng áp (NAAC)

Bê tông khí không chưng áp (NAAC – Non-Autoclaved Aerated Concrete) được tạo ra nhờ phản ứng hóa học giữa xi măng, cát, vôi và bột nhôm. Khác với bê tông chưng áp, bê tông NAAC không cần đưa vào lò hấp áp suất cao mà chỉ cần bảo dưỡng tự nhiên trong điều kiện môi trường thường. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sản xuất nhưng lại làm cho cường độ của NAAC thấp hơn AAC.

Bê tông NAAC có khối lượng nhẹ, thường dao động từ 600 – 1200 kg/m³, nhẹ hơn bê tông thường nhưng nặng hơn AAC. Cường độ chịu nén của NAAC nằm trong khoảng 2 – 6 MPa, thấp hơn AAC do không qua quá trình chưng áp. Độ cách nhiệt của NAAC khá tốt nhưng không bằng AAC do các lỗ khí phân bố không đồng đều.

Trong xây dựng, bê tông chưng khí áp NAAC chủ yếu được sử dụng để xây tường bao, tường ngăn, đặc biệt là cho các công trình có yêu cầu giảm tải trọng nhưng không đòi hỏi cường độ chịu lực cao. 

3.4. Bê tông nhẹ EPS 

Bê tông nhẹ EPS (Expanded Polystyrene Concrete), đây là loại bê tông được sản xuất từ hỗn hợp xi măng, cát, nước, hạt EPS và phụ gia kết dính. Các hạt EPS phân bố đều giúp bê tông có kết cấu nhẹ với khối lượng thể tích dao động từ 600 – 1200kg/m3. Cường độ chịu nén của loại bê tông nhẹ này thường dao động từ 2 – 5 MPa, đủ để sử dụng cho tường chịu lực. Đặc biệt, nhờ có hạt EPS, gạch có khả năng cách nhiệt rất tốt và giảm thiểu hiện tượng truyền âm.

Hiện nay, bê tông nhẹ EPS trở thành vật liệu nhẹ có thể thay thế cho các vật liệu truyền thống. Đồng thời, chúng có khả năng bảo vệ môi trường và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính nhờ quy trình sản xuất công nghệ cao.

Bê tông nhẹ EPS là loại bê tông được sản xuất từ hỗn hợp xi măng, cát, nước, hạt EPS và phụ gia kết dính

Bê tông nhẹ EPS là loại bê tông có chứa hạt xốp EPS cùng xi măng, cát, nước và các chất phụ gia khác

3.5. Bê tông nhẹ Xuân Mai 

Bê tông nhẹ Xuân Mai là một loại bê tông được sản xuất theo công nghệ bê tông dự ứng lực, kết hợp với các vật liệu nhẹ như hạt EPS, bê tông khí hoặc bê tông bọt. Sản phẩm này chủ yếu được sử dụng trong các tấm sàn, tấm tường panel tiền chế, giúp giảm tải trọng công trình, rút ngắn thời gian thi công mà vẫn đảm bảo cường độ chịu lực và độ bền cao.

Các tấm sàn hoặc tấm tường được đúc sẵn trong nhà máy, sau đó vận chuyển đến công trình để lắp ghép. Nhờ cấu trúc rỗng và vật liệu nhẹ, sản phẩm có khối lượng nhẹ hơn từ 25 – 30% so với bê tông thông thường, giúp giảm tải trọng lên móng và hệ kết cấu chịu lực.

Với quy trình sản xuất hiện đại, bê tông nhẹ Xuân Mai mang lại giải pháp xây dựng tối ưu, đặc biệt phù hợp với các công trình cao tầng, nhà lắp ghép và nhà tiền chế.  

4. Ưu điểm bê tông nhẹ trong kiến trúc 

Trong xây dựng, bê tông nhẹ được ứng dụng rộng rãi và dần thay thế cho các vật liệu truyền thống bởi những ưu điểm nổi bật như sau: 

  • Giảm tải trọng công trình 

Bê tông nhẹ có khối lượng thể tích thấp hơn từ 30 – 50% so với bê tông truyền thống, giúp giảm đáng kể tải trọng lên móng và hệ kết cấu chịu lực. Đối với các công trình cao tầng, nhà lắp ghép và cải tạo nhà cũ, vật liệu này được xem là sự lựa chọn lý tưởng bởi chúng giúp tối ưu kết cấu và tiết kiệm chi phí gia cố nền móng.  

  • Hiệu quả cách âm và cách nhiệt tốt 

Nhờ cấu trúc rỗng và thành phần vật liệu nhẹ, bê tông nhẹ có khả năng cách nhiệt và cách âm vượt trội. Trong kiến trúc nhà ở, khách sạn, văn phòng,… việc sử dụng bê tông nhẹ giúp giảm thiểu tiếng ồn từ môi trường bên ngoài. Đồng thời tiết kiệm năng lượng cho hệ thống điều hòa và sưởi ấm, góp phần tạo không gian sống thoải mái hơn.

  • Thời gian thi công nhanh chóng và dễ dàng hơn 

Các loại tấm panel bê tông nhẹ, sàn bê tông nhẹ thường được sản xuất theo phương pháp đúc sẵn tại nhà máy, sau đó vận chuyển đến công trình để lắp ghép. Điều này giúp giảm thời gian thi công, hạn chế bụi bẩn và tiếng ồn trên công trường.

  • Hiệu quả chống cháy tốt 

Bê tông nhẹ, đặc biệt là bê tông khí chưng áp (AAC) và bê tông bọt, có khả năng chống cháy hiệu quả nhờ thành phần vật liệu không cháy và cấu trúc cách nhiệt.

  • Tiết kiệm chi phí xây dựng 

Do trọng lượng nhẹ, vì vậy việc vận chuyển và lắp đặt bê tông nhẹ dễ dàng hơn nhiều so với bê tông truyền thống. Sử dụng bê tông nhẹ cũng giúp giảm khối lượng thép chịu lực, giảm chi phí làm móng và tiết kiệm đáng kể nhân công xây dựng.

Bê tông nhẹ sở hữu những ưu điểm vượt trội như: Giảm tải trọng công trình, có hiệu quả cách nhiệt, cách âm tốt, chống cháy hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công

Bê tông nhẹ giúp giảm tải trọng công trình, có hiệu quả cách nhiệt, cách âm tốt, chống cháy hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công

5. Ứng dụng của bê tông nhẹ trong kiến trúc 

5.1. Sử dụng xây tường hoặc vách ngăn 

Bê tông nhẹ được sử dụng rộng rãi để xây tường bao ngoài và tường ngăn giữa các phòng trong không gian. Nhờ có trọng lượng nhẹ, loại gạch này giúp giảm tải trọng lên móng và kết cấu. Bên cạnh đó, với khả năng cách âm vượt trội, loại bê tông này tạo nên không gian riêng tư, giảm thiểu tiếng ồn giữa các khu vực sinh hoạt và làm việc.

Bê tông nhẹ được ứng dụng để xây tường hoặc vách ngăn

Bê tông nhẹ với cấu trúc lỗ khí nhỏ giúp hấp thụ âm thanh tốt, làm giảm đáng kể tiếng ồn truyền qua tường, mang đến không gian riêng tư, yên tĩnh

5.2. Lát sàn bê tông nhẹ cho các công trình nhà lắp ghép 

Khi được ứng dụng để lát sàn cho các công trình nhà lắp ghép, bê tông nhẹ giúp giảm áp lực lên móng và kết cấu chịu lực của công trình, đặc biệt là trong các công trình lắp ghép nhanh hoặc các khu vực có nền đất yếu. Nhờ đó, giảm thiểu chi phí xây dựng và hỗ trợ gia cố nền móng.  

Do được sản xuất dưới dạng các tấm sàn bê tông đúc sẵn, vì vậy, việc sử dụng bê tông nhẹ để lát sàn giúp rút ngắn thời gian thi công so với việc sử dụng bê tông truyền thống. Các tấm sàn bê tông nhẹ có thể được lắp ghép nhanh chóng, giảm thiểu sự gián đoạn và tối ưu hóa tiến độ xây dựng.  

Dù có trọng lượng nhẹ, bê tông nhẹ vẫn đảm bảo độ bền cơ học tốt. Sàn bê tông nhẹ có khả năng chịu lực tốt và không dễ bị nứt hay hư hỏng theo thời gian. Điều này đảm bảo sự ổn định cho công trình nhà lắp ghép và giúp duy trì chất lượng sàn lâu dài.

Khi được ứng dụng để lát sàn cho các công trình nhà lắp ghép, bê tông nhẹ giúp giảm áp lực lên móng và kết cấu chịu lực của công trình

Ứng dụng bê tông nhẹ để lát sàn cho các công trình nhà lắp ghép giúp giảm tải trọng, thi công nhanh, cách nhiệt, cách âm và bảo vệ an toàn cho gia đình trong quá trình sử dụng

6. Câu hỏi thường gặp về bê tông nhẹ 

6.1. Khả năng chịu lực của bê tông nhẹ 

Mặc dù có trọng lượng nhẹ hơn bê tông truyền thống, nhưng bê tông nhẹ vẫn có khả năng chịu lực khá tốt. Khả năng chịu lực của vật liệu này sẽ phụ thuộc vào loại bê tông nhẹ cụ thể, cách thức sản xuất cùng với các thành phần vật liệu được sử dụng. 

6.2. Giá bán bê tông nhẹ 

Bê tông siêu nhẹ có mức giá dao động từ 185.000 – 330.000/m2. Mức giá này chưa kể hệ thống kết cấu thép và nhân công. Nếu tính tổng sản phẩm hoàn thiện, tấm bê tông nhẹ sẽ có mức giá từ 1.100.000/m2 – 1.450.000/m2 tùy thuộc diện tích nhà và công năng sử dụng.

SBS VILLA vừa cung cấp đến quý gia chủ các thông tin chi tiết về bê tông nhẹ, từ cấu tạo, phân loại đến các ứng dụng của vật liệu này trong xây dựng. Hy vọng rằng, những chia sẻ của chúng tôi sẽ hỗ trợ quý gia chủ trong quá trình lựa chọn vật liệu và làm việc cùng đội thi công. Nếu quý gia chủ đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công biệt thự, villa uy tín, hãy liên hệ với SBS VILLA qua hotline 0973222166 để được tư vấn và hỗ trợ khái toán ngay hôm nay nhé!

Hiện tại, SBS VILLA là công ty thiết kế biệt thự trên toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung và phía Nam. 

Đặc biệt, ở hạng mục thi công, thông qua 21 giải pháp kỹ thuật khác biệt được áp dụng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những công trình có kết cấu bền vững và giống bản vẽ 3D đến ít nhất 95%.

Mong rằng với sự tận tâm cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp liên tục, chúng tôi sẽ có cơ hội được hợp tác cùng quý khách hàng trong các dự án sắp tới!  

Bài viết khác
10+ Mẫu biệt thự mái ngói đẹp, nổi bật nhất 2025
ĐỌC THÊM
10+ Mẫu biệt thự hướng Tây thiết kế chống nóng và hợp phong thủy
ĐỌC THÊM
Công ty xây nhà biệt thự trọn gói tại Kon Tum và Báo giá
ĐỌC THÊM
15+ Mẫu ban công đẹp nhà biệt thự không thể bỏ qua
ĐỌC THÊM
Báo giá xây biệt thự trọn gói Thủ Đức 2025 chi tiết
ĐỌC THÊM
Mật độ xây dựng là gì? Quy định mật độ xây dựng nhà biệt thự
ĐỌC THÊM
Báo giá xây nhà trọn gói Đà Lạt 2025 – SBS VILLA
ĐỌC THÊM
Ron Gạch Là Gì? Quy Trình Thi Công Ron Gạch Biệt Thự Chuẩn Đẹp
ĐỌC THÊM
Móng Băng 2 Phương Là Gì? Khác Biệt Gì So Với Móng Băng 1 Phương
ĐỌC THÊM
15+ Mẫu Trần Thạch Cao Đẹp Hiện Đại Năm 2025
ĐỌC THÊM
GOT ANY QUESTIONS?
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực thiết kế, thi công villa. Chúng tôi mong muốn tạo nên những công trình vượt thời gian.
WORKSPACE

280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng

SHOWROOM

201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị