Nhập Trạch Là Gì? Mẫu Văn Khấn Nhập Trạch Chuẩn Chi Tiết

Nhập trạch là nghi thức chuyển vào nhà mới quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam. Đây là một lễ cúng có giá trị về mặt tâm linh lẫn tinh thần. Vì vậy, bên cạnh chuẩn bị mâm cúng tươm tất, văn khấn nhập trạch cũng được chú trọng. Bởi đây là phương tiện để gia chủ xin phép, bày tỏ lòng thành kính với thần linh, thổ công và tổ tiên để họ cho phép gia đình định cư, sinh sống an lành tại ngôi nhà mới. Trong bài viết sau đây, SBS VILLA sẽ cung cấp đến gia chủ các mẫu văn khấn nhập trạch chi tiết. Cùng các bước thực hiện nghi lễ nhập trạch và một số câu hỏi thường gặp trong quá trình chuẩn bị lễ cúng.

1. Lễ Nhập Trạch là gì?

Trong từ điển Hán-Việt, “Nhập” – nghĩa là vào, “Trạch” là nhà. Nhập trạch là lễ vào nhà mới, đây được xem là một nghi lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Trong phong thủy, lễ vào nhà mới cũng giống như việc gia chủ đăng ký hộ khẩu với thổ địa và thần linh cai quản ngôi nhà.

Lễ nhập trạch là gìNhập trạch là lễ cúng vào nhà mới với mục đích báo cáo với thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà

Nhập trạch là lễ cúng vào nhà mới với mục đích báo cáo với thần linh, thổ địa cai quản ngôi nhà

2. Ý nghĩa của lễ cúng nhập trạch

Không chỉ là lễ vào nhà mới, nghi thức nhập trạch còn mang những ý nghĩa sâu xa như sau:

  • Khai báo với thần linh: Lễ nhập trạch được thực hiện nhằm mục đích thông báo với các vị thần, thổ địa về việc chuyển đến nơi ở mới và xin phép họ cho gia đình được sinh sống tại đó. 
  • Xin phép gia tiên: Lễ nhập trạch cũng là cách để chủ nhà xin phép gia tiên di dời địa điểm thờ cúng đến nơi ở mới.
  • Mong cầu bình an, hạnh phúc: Lễ nhập trạch được diễn ra với ý nghĩa: “Mong cầu các vị thần, tổ tiên sẽ phù hộ, mang lại bình an, sức khỏe và may mắn cho cả gia đình.”

3. Các mẫu văn khấn nhập trạch chuẩn chi tiết nhất

3.1. Văn khấn thần linh

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là…………họ tên), năm sinh………

Ngụ tại (đọc địa chỉ)…………..

Hôm nay là ngày… tháng…. năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị Thần linh

Thông minh chính trực

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hóa

Thể đức hiếu sinh

Phù độ dân lành

Bảo vệ sinh linh

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại ………(địa chỉ) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi ở mới này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị Minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Mẫu văn khấn nhập trạch - Văn khấn thần linh

Nghi thức đọc văn khấn thần linh

3.2. Văn khấn an trạch

Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Con lạy quan Đại vương hành khiển, quan  Chi thần, Tào phán quan.

Con lạy quan Nam Tào, Bắc Đẩu.

Con lạy Mẫu Thượng Thiên.

Con lạy Hội Đồng Các Quan.

Con lạy ông Thánh Hoàng làng, Thần Hoàng Bản Thổ.

Con lạy thần linh Táo Công Vua bếp.

Con lạy Quan Thần đất, Quan Thần gò.

Con lạy Quan Đại Sự Long thần Thổ thần.

Tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, …… tỉnh, ……….. Quận, …. ….. phường, nhà số ……

Con là ……., tuổi ………….., cùng đồng gia nhân………

Hôm nay, ngày …….. tháng ……. năm ….. (âm lịch)

Chúng con có nén hương, hoa và lễ vật. Chúng con kính dâng lên Vua Cha, Mẫu Mẹ, Hội đồng các quan về chứng lễ để (chúng) con xin nhập trạch về nhà (hoặc trụ sở) mới được may mắn thuận lợi, quan trần hàng xóm không gây phiền hà phức tạp gì, xung quanh nước chảy một dòng, thuận trên yên dưới. Chúng con xin cầu nguyện ba tháng hè, chín tháng đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.

Chúng con xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân, tiếp xuyến, tiếp lộc buôn bán làm cho gia trạch (cơ quan) gia trung luôn được bình an khoẻ mạnh, ngày một tốt đẹp.

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Mẫu văn khấn nhập trạch - Văn khấn an trạch

Nghi thức đọc văn khấn an trạch

3.3. Văn khấn gia tiên

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ…………

Hôm nay là ngày… tháng… năm……..

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ……………………

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước bàn thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập (hoặc mua) được ngôi nhà (hoặc căn hộ) mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……… thương xót cho con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khỏe.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Mẫu văn khấn nhập trạch - Văn khấn gia tiên

Nghi thức đọc văn khấn gia tiên

4. Hướng dẫn các bước thực hiện lễ cúng nhập trạch

Để thực hiện lễ cúng nhập trạch đúng cách, gia chủ có thể tham khảo các bước sau đây:

  • Bước 1:, Gia chủ cần chuẩn bị 1 lò than và để chúng ở cửa ra vào của nhà mới.
  • Bước 2: Gia chủ chuẩn bị các đồ dùng cần thiết và bày biện mâm cúng để tiến hành nghi lễ nhập trạch.
  • Bước 3: Gia chủ (nên là nam trụ cột trong gia đình) sẽ là người đầu tiên cầm bát hương và bài vị tổ tiên bước qua lò than để vào nhà mới.
  • Bước 4: Tiếp đó, các thành viên còn lại cầm các vật dụng may mắn như bếp, chiếu, đệm, chăn,… bước qua lò than vào nhà (Lưu ý: Các thành viên không được đi tay không)
  • Bước 5: Sau khi bước vào nhà, điều đầu tiên gia chủ cần làm là bật tất cả điện lên. Đồng thời, mở cửa chính và các cửa sổ. Mục đích nhằm khai thông khí, giúp cho ngôi nhà tràn đầy sức sống. 
  • Bước 6: Gia đình sắp xếp lại bàn thờ tổ tiên và thổ địa. Một số người còn lại chuẩn bị mâm cúng ở giữa nhà và hướng về phía hợp tuổi của gia chủ.
  • Bước 7: Gia chủ (hoặc người đại diện gia đình) thắp nhang và đọc văn khấn nhập trạch. Những người còn lại đứng chắp tay nghiêm trang trước mâm cúng.
  • Bước 8: Trong lúc chờ nhang tàn, gia chủ pha một ấm trà (Lưu ý: Gia chủ nên để nước sôi trên bếp 5-7 phút trước khi pha). Sau đó, chủ nhà dâng nước lên mâm cúng. Đây được coi là hành động khai hỏa, đem đến sức sống cho toàn bộ ngôi nhà.
  • Bước 9: Tiếp đó, gia chủ hóa vàng mã. Sau khi tro tàn thì tiến hành rưới rượu lên tro.
  • Bước 10: Đến đây, công đoạn cúng nhập trạch coi như xong, gia đình tiến hành mang đồ đạc vào nhà và trang trí cho ngôi nhà mới của mình.
Quy trình các bước thực hiện lễ cúng nhập trạch

Các bước thực hiện lễ cúng nhập trạch

6. Sự khác nhau trong lễ nhập trạch ở các vùng miền

Tùy vào văn hóa vùng miền, lễ nhập trạch ở mỗi nơi sẽ có sự khác biệt nhất định. Trong đó: 

  • Mâm lễ

– Miền Bắc: Người miền Bắc coi trọng việc chuẩn bị lễ vật cúng nhập trạch đầy đủ gồm: mâm ngũ quả, hoa tươi, rượu trắng, nước trà, trầu cau, gạo, muối, đèn dầu, nến, và các món truyền thống như xôi gấc, gà luộc, giò, chả.

– Miền Trung: Mâm cỗ của người miền Trung thường đơn giản hơn, nhưng vẫn không thiếu những món cơ bản như hương, hoa quả, trầu cau, nến, bánh trái.

– Miền Nam: Người Miền Nam coi trọng sự đơn giản, tiện lợi. Do đó, mâm lễ thường chỉ có trái cây, bánh và nước trà.

  • Mâm cúng thần linh & gia tiên

– Miền Bắc: Thường có hai mâm cúng riêng biệt, một mâm dâng thần linh và một mâm cúng gia tiên.

– Miền Trung: Thường dâng chung trong một mâm cúng

– Miền Nam: Tương tự như người Miền Trung 

  • Nghi thức & văn khấn nhập trạch 

– Miền Bắc: Nghi thức cúng bái nghiêm trang. Bài văn khấn nhập trạch rõ ràng, chi tiết.

– Miền Trung: Nghi thức nhập trạch của người miền Trung thường không cầu kỳ như miền Bắc. Họ quan trọng sự thành tâm hơn hơn hình thức trong cách thức và lễ vật.

– Miền Nam: Văn khấn nhập trạch thường ngắn gọn và không có nhiều quy tắc, chủ yếu thể hiện lòng thành kính và cầu chúc cho cuộc sống bình yên.

7. Câu hỏi thường gặp khi cúng nhập trạch

7.1. Chuẩn bị gì cho lễ cúng nhập trạch?

Để thực hiện nghi lễ nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ với các lễ vật đầy đủ như sau:

  • 1 lọ hoa tươi (tùy theo phong tục của từng vùng miền, các loại hoa có thể khác nhau). 
  • 1 Rượu gạo 
  • 1 bó nhang 
  • Nến hoặc đèn dầu 
  • Trầu cau (gia chủ cần chọn lá trầu đẹp, không rách, quả cau phải đẹp)
  • 1 đĩa bánh kẹo lớn. 
  • Gà trống luộc và xôi gấc hoặc đậu xanh. 
  • Chè, cháo trắng hoặc cơm. 
  • Thịt heo quay (để nguyên miếng lớn). 
  • Gạo tẻ. 
  • Muối hạt sạch. 
  • 1 bộ tam sên (thịt heo luộc, trứng luộc, tôm luộc hoặc cua luộc). 
  • Giấy tiền vàng mã.

Gia chủ lưu ý, tùy vào từng vùng miền mà lễ vật mâm cúng có thể giống hoặc khác nhau

Gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ đầy đủ cho lễ cúng nhập trạch

Mâm lễ cúng nhập trạch đầy đủ

7.2. Cúng nhập trạch cần lưu ý gì?

Theo quan niệm, lễ cúng nhập trạch là sự kiện quan trọng, có ảnh hưởng đến đến cuộc sống của gia đình về sau. Do đó, để mang đến bình an và may mắn cho gia đình, gia chủ cần lưu ý những điểm sau khi cúng nhập trạch:

  • Chọn ngày tốt làm lễ nhập trạch: Chọn ngày tốt để nhập trạch là việc vô cùng quan trọng. Theo đó, gia chủ nên tránh những ngày xấu, khắc tuổi với mình, ngày Tam nương (tức 3, 7, 13, 18, 22 & 27 âm lịch), ngày Dương công kỵ nhật (tức 5,14, 23 âm lịch), ngày rằm mùng 1 và 15. Lưu ý: Nếu gia chủ chỉ dọn đến nhà mới để lấy ngày tốt mà chưa ở ngay thì ít nhất cần ngủ lại vào tối hôm đó để thông báo rằng ngôi nhà đã có người ở.
  • Không làm lễ nhập trạch vào ban đêm: Theo phong thủy, từ 6h sáng đến 18h tối là thời điểm lý tưởng để thực hiện lễ nghi nhập trạch. Sau 18h chiều, gia chủ cần tránh thực hiện lễ cúng vì điều này có thể ảnh hưởng đến vận khí của gia đình và mang đến những điều không may mắn.
  • Mở vòi nước và đun sôi nước: Ngày đầu tiên dọn vào nhà mới, gia chủ nên đun sôi 1 ấm nước với mục đích khai hỏa, tiếp năng lượng cho ngôi nhà. Đồng thời, việc mở vòi nước cũng như một lời mong cầu về sự thuận lợi, giúp tiền tài trong gia đình luôn dồi dào và mọi sự hanh thông. 
Gia chủ nên mở vòi nước vào ngày nhập trạch để mong cầu tiền tài dồi dào

Gia chủ nên mở vòi nước vào ngày nhập trạch để tiền tài trong gia đình luôn dồi dào và mọi sự hanh thông

  • Không đi tay không đến nhà mới: Trong phong thủy, tay không mang ý nghĩa là trắng tay, không có tài lộc và nghèo khó. Vì vậy, trong ngày đầu tiên vào nhà mới, các thành viên cần mang theo các vật dụng thể hiện sự ấm no và không thể thiếu trong gia đình như bếp lửa, tivi, giường, tiền,….
  • Không nói lời xui rủi và kiêng làm vỡ đồ: Trong ngày đầu vào nhà mới, gia chủ tránh tranh cãi, nói lời xui rủi vì điều này tượng trưng cho những mối quan hệ bất hòa trong gia đình về sau. Đồng thời, gia chủ cần tránh làm vỡ đồ, để đảm bảo cuộc sống và công việc làm ăn sẽ luôn “nguyên vẹn”.
Tránh làm đổ vỡ vào ngày nhập trạch để cuộc sống và công việc làm ăn sẽ luôn suôn sẽ về sau

Gia chủ cần tránh làm đổ vỡ vào ngày nhập trạch

  • Không nấu bếp điện trong ngày nhập trạch: Ngọn lửa đại diện cho sự sưởi ấm, gắn kết gia đình. Tuy nhiên, bếp điện hay bếp từ có nhiệt nhưng không có lửa, không thể tượng trưng cho sự ấm cúng, sinh tồn và sức sống mãnh liệt. Vì vậy, trong ngày nhập trạch gia chủ nên dùng bếp lửa thay vì các loại bếp điện tử. 

7.3. Cúng nhập trạch có cần coi ngày không?

Trong phong thủy, một ngày tốt sẽ hội tụ cả 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Do đó, việc lựa chọn ngày tốt được xem vô cùng quan trọng. Bởi điều này có ảnh hưởng đến công việc làm ăn, may mắn của gia đạo về lâu về dài. Vì vậy, trước khi làm lễ nhập trạch, gia chủ cần lựa chọn ngày tốt, đẹp.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Nhập trạch là một nghi thức cúng nhà mới quan trọng, được lưu truyền qua bao thế hệ với nhiều ý nghĩa sâu sắc. SBS VILLA hy vọng, thông qua những chia sẻ hữu ích, quý gia chủ sẽ có thêm thông tin về các mẫu văn khấn nhập trạch cùng các bước thực hiện nghi lễ chi tiết. Từ đó, hỗ trợ cho lễ cúng nhập trạch về sau được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi nhất.

SBS VILLA là công ty thiết kế biệt thự trên toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung và phía Nam. Sau 6 năm phát triển, hiện nay, chúng tôi tự hào sở hữu 3 chi nhánh trên quốc quốc, 1 showroom đồng bộ lớn nhất thị trường Miền Trung và hơn 100 nhân sự cùng đồng hành. 

Trong quá trình thiết kế, thi công, SBS VILLA cam kết tạo nên những công trình độc bản, khắc họa chân thực dấu ấn cá nhân. Đồng thời, giống bản vẽ 3D đến ít nhất 95% thông qua việc áp dụng 21 giải pháp và kỹ thuật thi công mới nhất. 

Sau khi bàn giao sản phẩm, SBS VILLA sẽ tiến hành kiểm tra công trình định kỳ. Đồng thời, chúng tôi cung cấp đến khách hàng chính sách bảo hành kết cấu lên đến 10 năm và bảo hành chống thẩm 3 năm. Nếu khách hàng có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hạng mục bảo trì (nằm trong quy định hợp đồng) chúng tôi sẽ ngay lập tức tìm kiếm nguyên nhân và giải quyết trong vòng 24h.

Nếu khách hàng đang tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công biệt thự trọn gói uy tín, hãy liên hệ với KTS Lê Quang Trung qua hotline 0972 910 046 để được tư vấn và hỗ trợ khái toán ngay hôm nay nhé!

Bài viết khác
Biệt Thự Tứ Lập Là Gì? Đặc Trưng Biệt Thự Tứ Lập
ĐỌC THÊM
Mẫu Biệt Thự Phong Cách Châu Âu Đẹp Và Sang Trọng
ĐỌC THÊM
Mẫu Biệt Thự Địa Trung Hải Đẹp Xu Hướng Hiện Nay
ĐỌC THÊM
Mẫu Biệt Thự Phong Cách Indochine (Đông Dương) Đẹp
ĐỌC THÊM
Biệt Thự Đơn Lập Là Gì? Đặc Điểm Chính Biệt Thự Đơn Lập
ĐỌC THÊM
Biệt Thự Song Lập Là Gì? Đặc Trưng Nổi Bật Mẫu Biệt Thự Này
ĐỌC THÊM
Lục Sát Là Gì? Tầm Quan Trọng Và Cách Hóa Giải Lục Sát Nhà Ở
ĐỌC THÊM
20+ Mẫu Thiết Kế Biệt Thự Phố Hiện Đại Đẹp Được Ưa Chuộng
ĐỌC THÊM
Con Kê Bê Tông Là Gì?
ĐỌC THÊM
Xi Măng Trắng Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về Loại Vật Liệu Đặc Biệt Này
ĐỌC THÊM
GOT ANY QUESTIONS?
Với đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực thiết kế, thi công villa. Chúng tôi mong muốn tạo nên những công trình vượt thời gian.
WORKSPACE

280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng

SHOWROOM

201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị