280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
Móng đơn hay móng cốc, đây là loại móng có kết cấu đơn giản và được đặt dưới các cột hoặc trụ riêng lẻ để chịu tải trọng từ công trình phía trên. Móng đơn có hình dạng là một khối bê tông hình vuông, chữ nhật hoặc hình tròn được chôn dưới lòng đất. Loại móng này thường được làm từ bê tông cốt thép, bê tông xi măng hoặc các vật liệu khác tùy vào thiết kế.
Móng đơn có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm các bộ phận sau đây:
Tùy theo hình dáng, kết cấu công trình, tải trọng, phương thức chế tạo, vật liệu,… ta có thể phân móng đơn thành các loại chính như sau:
– Công trình 1 tầng: Thường sử dụng loại móng đơn nhỏ, có kích thước từ 0,5-1m.
– Công trình 2 tầng: Móng đơn sử dụng cho các công trình này thường có tải trọng lớn hơn so với 1 tầng để mang lại sự ổn định và bền vững.
– Công trình 3 tầng: Công trình 3 tầng thường sử dụng các loại móng có khả năng chịu tải lớn và mạnh, có kích thước từ 1,5-2m.
– Móng hình chữ nhật: Đây là loại móng được sử dụng cho các công trình dài hơn hoặc cần tạo ra diện tích tiếp xúc với mặt đất lớn hơn theo một chiều.
– Móng hình vuông: Thường được sử dụng trong các công trình cần tạo ra bề mặt tiếp xúc rộng với mặt đất và yêu cầu tính ổn định.
– Móng hình tròn: Móng đơn hình tròn được dùng cho các dự án yêu cầu khả năng chịu lực tốt và dễ thi công.
– Móng chịu tải nhẹ: Móng đơn có khả năng chịu tải nhẹ được dùng cho các công trình dân dụng, xưởng hoặc kho,… có chiều cao thấp.
– Móng chịu tải vừa: Loại móng đơn này có khả năng chịu được tải trọng của các công trình 2 tầng, nhà công nghiệp nhẹ,… Mục đích nhằm bổ trợ tải trọng cho khu vực sân thượng hoặc hệ thống máy móc, thiết bị bên trong,…
– Móng chịu tải nặng: Đây là loại móng chịu được tải trọng nặng, thường dùng cho các công trình cao tầng, nhà 3 tầng hoặc cầu vượt với chiều cao lớn.
– Móng đơn lắp ghép: Móng đơn lắp ghép được cấu tạo từ nhiều khối vật liệu được liên kết với nhau (các khối vật liệu này đã được đúc sẵn thay vì đổ tại chỗ).
– Móng đơn toàn khối: Hay còn gọi là đổ móng tại chỗ, đây là loại móng toàn khối được chế tạo ngay tại công trình.
– Móng đơn bằng gạch: Thường sử dụng cho các công trình nhỏ, có tải trọng nhẹ như nhà ở cấp 4 hoặc các công trình phụ.
– Móng đơn bằng đá hộc: Thường sử dụng các viên đá tự nhiên để xây dựng.
– Móng đơn bằng bê tông: Sử dụng hỗn hợp cát, đá, xi măng và nước để đúc tại chỗ. Loại móng này được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng dân dụng.
– Móng đơn bằng bê tông cốt thép: Đây là loại móng đơn được cấu tạo từ bê tông và cốt thép để tăng khả năng chịu lực và độ bền của công trình.
– Móng đơn cừ tràm: Đây là loại móng sử dụng cừ tràm để làm cọc chịu lực. Đối với loại móng này cần xử lý nền móng kỹ càng trước khi thi công.
– Móng đơn mềm: Loại móng có khả năng biến dạng theo nền đất và chịu được lực uốn tốt.
– Móng đơn cứng trung bình: Loại móng đơn này có độ cứng tương đối và tỷ lệ cạnh dài/ngắn ít nhất là 8 lần.
– Móng đơn cứng: Đây là loại móng đơn gần như không bị biến dạng vì có độ cứng rất lớn.
Để xác định kích thước móng đơn chính xác, gia chủ cần cân nhắc các yếu tố sau đây:
– Xác định tải trọng tác dụng lên móng: Gia chủ cần xác định được móng đơn sẽ chịu tải trọng bao nhiêu từ ngôi nhà, từ địa hình, tải trọng động và tĩnh.
– Tính toán khả năng chịu tải của nền đất: Sức chịu tải và đặc điểm của nền đất ảnh hưởng lớn đến việc tính toán kích thước móng đơn. Thông qua việc thí nghiệm nền đất, gia chủ cần xác định được loại đất, tính chất đáy đất và độ sâu đất.
– Tính kích thước móng: Kích thước móng đơn sẽ được xác định dựa trên sức tải của nền đất, công trình cùng các yêu cầu kỹ thuật.
– Tính toán các chi tiết móng: Bao gồm: độ sâu, chiều dài x chiều rộng, mác bê tông cùng cách trang bị cốt thép.
Cụ thể, công thức tính kích thước móng như sau: R = m(A.y.b + B.q + D.c)
Trong đó:
Quy trình thi công móng đơn tiêu chuẩn cần trải qua trình trình 4 bước như sau:
– Bước 1, đào móng: Trước khi đào móng và thi công, kỹ sư cần xác định đúng kích thước, vị trí và khoảng cách giữa các móng đơn. Cho những công trình có nền đất yếu, việc gia cố thêm cừ tràm hoặc cọc tre là điều cần thiết để đảm bảo độ cứng cho nền. Tiếp đó, gia chủ cho xe cuốc đất để đóng cọc thật sâu xuống nền rồi tiến hành đào hố móng.
– Bước 2, đổ lớp bê tông lót: Ở bước 2, đội thợ sẽ làm phẳng hố móng vừa đào. Tiếp đó, đổ một lớp bê tông để lót móng. Gia chủ lưu ý, lớp bê tông lót này có độ dày khoảng 100mm, mục đích nhằm hạn chế mất nước cho lớp bê tông và phần vữa. Bên cạnh đó, lớp lót này còn có công dụng làm phẳng và cố định đáy móng.
– Bước 3, chuẩn bị cốt thép: Phần cốt thép sau khi mua về sẽ được đội thợ cắt và uốn theo tỷ lệ phù hợp để đặt vào móng, tạo thành một khung xương chắc chắn. Phần khung này cần được liên kết chặt chẽ để gia tăng độ cứng và chịu lực của móng.
– Bước 4, đổ bê tông cho móng đơn: Đội thi công chuẩn bị hỗn hợp xi măng, cát, nước theo tỷ lệ chuẩn. Sau đó, đổ hỗn hợp này vào các cọc móng theo quy tắc “xa trước, gần sau”. Đồng thời, quá trình đổ cần chậm rãi để chắc chắn bê tông không có khe hở hoặc bị bọt khí.
Đối với ngôi nhà có diện tích 100m2, chi phí thi công móng đơn sẽ dao động từ 108.000.000 – 120.000.000 VNĐ.
Tuy nhiên, mức giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thực tế, chi phí thi công móng đơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vật liệu, vị trí thi công, diện tích thi công,… Trong đó, chi phí thi công sẽ càng cao nếu nền đất càng yếu. Bởi các công trình này đòi hỏi kỹ thuật cao và vật liệu lớn,… để đảm bảo tính an toàn cho công trình.
Để chắc chắn quá trình thi công móng đơn diễn ra chính xác, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Sau đây là một số lưu ý khi thi công móng đơn gia chủ cần lưu ý:
Thông qua những chia sẻ hữu ích, SBS VILLA hy vọng, quý gia chủ sẽ hiểu được chi tiết định nghĩa móng đơn là gì? Phân biệt các loại móng đơn cùng quy trình tính toán, thi công an toàn nhất. Từ đó, hỗ trợ cho quá trình giám sát thi công nhà mới về sau. Nếu gia chủ có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với KTS Lê Quang Trung qua hotline 0972 910 046 để được tư vấn và hỗ trợ ngay hôm nay nhé!
SBS VILLA là đơn vị chuyên thiết kế biệt thự toàn quốc và đảm nhận thi công trọn gói tại các tỉnh thành miền Trung và phía Nam. Sau 6 năm hoạt động, công ty hiện có 3 chi nhánh trên toàn quốc, cùng với showroom đồng bộ lớn nhất khu vực miền Trung và đội ngũ hơn 100 nhân viên.
Trong mỗi dự án, SBS VILLA cam kết mang đến công trình mang dấu ấn cá nhân, với tính độc bản cao và đảm bảo độ chính xác so với bản vẽ 3D lên đến 95%, nhờ ứng dụng 21 giải pháp và kỹ thuật thi công hiện đại nhất.
Sau khi hoàn thiện, SBS VILLA sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ công trình và cung cấp chế độ bảo hành kết cấu đến 10 năm, bảo hành chống thấm trong 3 năm. Bất kỳ vấn đề bảo trì nào thuộc phạm vi hợp đồng sẽ được công ty giải quyết trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
Với sự tận tâm, trung thực và cải tiến sản phẩm, dịch vụ liên tục, SBS VILLA mong rằng sẽ nhận được sự tin tưởng của quý gia chủ trong các dự án sắp tới.
280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị