280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
Logia là một từ ngữ có xuất phát từ tiếng Latinh “logia”. Vào những năm 1400 TCN, Logia đã được xây dựng tại Hy Lạp. Ở Ý, đặc biệt là Bologna hay Rome, lô gia cũng khá phổ biến khi được thiết kế ở các quảng trường chính làm nơi đón gió và ngắm cảnh cho người dân cùng du khách.
Vậy lô gia là gì? Lô gia là phần được xây dựng âm vào bên trong của một mặt bằng hành lang hướng ra ngoài. Không giống với ban công, lô gia được che chắn kỹ lưỡng với bức tường hai bên và tường trần, một mặt còn lại có view hướng ra ngoài. Với thiết kế khá kín đáo, lô gia thường ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết hơn ban công.
Logia được chia làm 2 loại chính, bao gồm: Lô gia phục vụ và lô gia nghỉ ngơi. Cụ thể, lô gia nghỉ ngơi thường được thiết kế gắn liền với phòng ngủ hoặc không gian sinh hoạt chung. Trong khi lô gia phục vụ sẽ được xây dựng thành khu giặt phơi hoặc nấu nướng, nhằm gia tăng tính tiện ích và diện tích sử dụng của ngôi nhà.
Tại các công trình cao tầng như chung cư, từ tầng 6 trở lên, lô gia thường được xây dựng thay thế ban công để đảm bảo an toàn. Theo đó, lô gia phải có chiều cao có tối thiểu từ 1m2 trở lên và không được để hở phần chân phía dưới.
Lô gia và ban công là các hạng mục phổ biến trong kiến trúc hiện đại. Nhìn chung 2 thiết kế này có nhiều nét tương đồng, nhưng khi xét trên các phương diện như kích thước, kết cấu hay tiêu chuẩn xây dựng,… chúng vẫn tồn tại những điểm khác biệt. Cụ thể như sau:
Lô gia là một phần diện tích lùi vào bên trong và được bao quanh bởi các vức tường hoặc trụ cột của căn nhà. Do là một phần của khung nhà nên lô gia được chia sẻ toàn bộ kết cấu chịu lực với công trình chính.
Ban công là một phần diện tích mở rộng ra ngoài mặt phẳng của ngôi nhà và được xây dựng với kết cấu dầm console. Do được thiết kế với kết cấu riêng và chịu lực độc lập nên quá trình tính toán về tải trọng thường khá phức tạp và đòi hỏi tính chính xác cao. Mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho gia đình trong quá trình sử dụng.
Theo quy định, ban công có chiều rộng không được vượt quá 1.5m và độ cao thành lan can tối thiểu là 1.2m. Đối với lô gia, quy định về chiều rộng có phần nhỉnh hơn khoảng 2.5m và chiều cao lan can không được thấp hơn 1.4m.
Lưu ý: Kích thích này có thể thay đổi tùy theo mặt bằng công trình và yêu cầu của địa phương)
Căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 323/2004, ban công chỉ được xây dựng từ tầng 6 trở xuống, từ tầng 6 trở lên không được thiết kế ban công, chỉ được thiết kế lô gia. Lan can lô gia không được hở chân và có chiều cao không nhỏ hơn 1,2m.
Xét về mặt vai trò, lô gia thường được sử dụng như một phần mở rộng của căn hộ với các mục đích như giặt giũ, phơi đồ, làm nơi uống trà, đọc sách và thư giãn với bộ bàn ghế nhỏ,… Ngoài ra với thiết kế kín đáo, lô gia có thể được sử dụng như một nơi làm việc, phòng khách hoặc phòng ngủ thu nhỏ. Trong khi đó, ban công thường được gia chủ sử dụng với các mục đích chính như làm nơi thư giãn, hít thở khí trời trong lành và ngắm cảnh.
Tiếp theo là một số ưu, nhược điểm của lô gia, mời quý gia chủ cùng tìm hiểu:
Tính an toàn và riêng tư cao: Lô gia được xây dựng nằm sâu bên trong cấu trúc tòa nhà và được bao quanh bởi các bức tường hoặc cột chịu lực. Do đó, thiết kế này tạo được sự riêng tư cho gia đình, tránh tầm nhìn từ bên ngoài. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro tai nạn, đặc biệt quan trọng với trẻ em và người lớn tuổi.
Tránh các tác động thời tiết: Lô gia được che chắn tốt, không bị ảnh hưởng nhiều bởi nắng, mưa, gió mạnh hoặc các yếu tố thời tiết khắc nghiệt.
Tính đa năng cao: Lô gia được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm không gian thư giãn, vườn Mini, phòng làm việc hoặc khu vực giặt phơi,…
Tăng diện tích sử dụng của căn nhà: Lô gia giúp mở rộng không gian sử dụng mà vẫn giữ được sự khép kín, không làm thay đổi diện mạo bên ngoài của tòa nhà.
Dễ dàng bảo trì: Do được thiết kế âm vào bên trong, không chịu tác động từ yếu tố ngoại lực nên việc bảo hành, sửa chữa cũng trở nên đơn giản hơn.
Tầm nhìn hạn chế: Vì được bao quanh bởi tường hoặc cấu trúc công trình, lô gia không có tầm nhìn thoáng rộng như ban công.
Thiếu sự thoáng đãng: Không gian lô gia có thể bị kín, không mở được hoàn toàn ra bên ngoài, không tận dụng được hết ánh sáng và gió tự nhiên. Từ đó, làm giảm cảm giác sáng sủa, thoáng đãng cho không gian.
Không phù hợp với thiết kế biệt thự hoặc nhà thấp tầng: Lô gia không phải lựa chọn lý tưởng cho các công trình như biệt thự cổ điển sang trọng, nhà phố thấp tầng. Nơi yêu cầu điểm nhấn kiến trúc nổi bật hoặc không gian mở thoáng đãng.
SBS VILLA hy vọng rằng, thông qua những thông tin hữu ích trên đây, quý gia chủ đã hiểu rõ lô gia là gì? Sự khác nhau giữa lô gia và ban công cùng ưu, nhược điểm của hạng mục xây dựng này. Từ đó, đưa ra những lựa chọn hợp lý, an toàn và phù hợp nhất cho công trình của mình. Nếu gia chủ đang tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công biệt thự uy tín, chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Kiến trúc sư Lê Quang Trung qua hotline 0972 910 046 để được tư vấn và hỗ trợ khái toán miễn phí ngay hôm nay nhé!
SBS VILLA là công ty thiết kế kiến trúc, nội thất biệt thự trên toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Miền Trung và phía Nam, được thành lập từ năm 2018. Đến nay, chúng tôi tự hào khi sở hữu showroom nội thất đồng bộ lớn nhất thị trường Miền Trung, 3 chi nhánh trên toàn quốc và hơn 100 nhân sự cùng đồng hành.
Trong quá trình hợp tác thiết kế và thi công, SBS VILLA cam kết mang đến những công trình độc bản, có công năng khoa học. Đặc biệt, thông qua 21 giải pháp thi công vượt trội được áp dụng, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng các sản phẩm thực tế có kết cấu bền vững và giống bản vẽ 3D đến ít nhất 95%.
Sau khi bàn giao công trình thực tế, SBS VILLA sẽ tiếp tục đồng hành cùng khách hàng với chính sách bảo hành kết cấu lên đến 10 năm và bảo hành chống thấm 5 năm, mang đến cho khách hàng sự an tâm tuyệt đối.
Mong rằng, SBS VILLA sẽ nhận được sự tin tưởng và có cơ hội hợp tác cùng quý khách hàng trong các dự án sắp tới!
280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị