280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
Cọc khoan nhồi là một loại cọc bê tông cốt thép được thi công trực tiếp tại hiện trường bằng phương pháp khoan tạo lỗ. Trong đó, việc tạo ra các lỗ khoan có thể được thực hiện bằng cách đào thủ công hoặc sử dụng các loại khoan, ống thiết kế để tạo lỗ. Tiếp đó, bê tông sẽ được đổ vào để tạo thành cọc. Đây là một giải pháp nền móng phổ biến trong các công trình xây dựng cao tầng, cầu, cảng và các công trình có tải trọng lớn.
Cọc khoan nhồi là loại cọc được thi công bằng phương pháp khoan tạo lỗ, sau đó, bê tông được đổ vào để tạo thành cọc
Cấu tạo của một cọc khoan nhồi sẽ bao gồm các phần như sau: Cốt thép dọc, cốt thép đai, thép đai tăng cường, con kê bảo vệ cốt thép, ống thăm dò và móc treo. Cụ thể:
Trong quá trình xây dựng, đường kính và số lượng cốt thép dọc sẽ được bố trí dựa trên yếu cầu tính toán của thiết kế. Trong đó, đường kính tối thiểu là d12, cọc chịu nén cốt thép dọc có hàm lượng dao động trong khoảng 0.2 – 0.4%. Cọc chịu uốn, chịu kéo, chịu nhổ có hàm lượng thép khoảng từ 0.4 – 0.65%.
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các cốt thép dọc thường dao động khoảng 10cm. Nếu cọc chịu nén đúng tâm thì chỉ cần bố trí cốt thép đến 1/3 chiều dài ở phía đầu cọc. Tuy vậy, các kỹ sư sẽ thường bố trí 100% thép ở đầu cọc, đồng thời, giảm dần ở phía chân cọc để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công và sử dụng. Riêng đối với các loại cọc chịu uốn, chịu kéo và chịu nhổ, phần thép cần được bố trí đồng đều ở toàn bộ chiều dài của cọc.
Cốt thép dọc là bộ phận đảm nhận vai trò chịu lực nén, kéo và uốn để đảm bảo khả năng chịu tải của cọc
Trong quá trình thi công, phần cốt thép đai thường có đường kính dao động từ d6-d12 và khoảng cách giữa các cốt thép đai sẽ được điều chỉnh linh hoạt dựa trên yêu cầu thiết kế (khoảng cách nhỏ nhất là 200-300mm). Bên cạnh cốt thép đai, bạn có thể sử dụng vòng xoắn liên tục. Tuy nhiên, vòng xoắn liên tục thường chỉ phù hợp với các loại cọc khoan nhồi có đường kính bé hơn 80cm.
Phần thép đai tăng cường thường được bố trí trong lồng thép. Mục đích để gia tăng tính ổn định và chắc chắn của lồng. Bộ phận này có đường kính dao động từ d8-d20 và cứ một đoạn 2m sẽ có một thép đai được bố trí.
Phần thép đai tăng cường được bố trí nhằm chống nứt và đảm bảo độ ổn định khi cọc chịu nén
Con kê bảo vệ cốt thép là một bộ phận nhỏ nhưng rất quan trọng trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Các con kê bằng xi măng hình tròn, có lỗ ở giữa được bố trí vào cốt thép bằng cách luồn vào trong quá trình lắp đặt thép đai. Những con kê này giúp giữ đúng vị trí của lồng thép trong hố khoan, đảm bảo lớp bê tông bảo vệ đủ tiêu chuẩn, tránh tình trạng cốt thép bị lộ ra ngoài hoặc tiếp xúc với đất, gây ăn mòn và giảm tuổi thọ công trình.
Ống thăm dò là một bộ phận quan trọng được lắp đặt trong cọc khoan nhồi để phục vụ việc kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công. Nó giúp đánh giá độ liền khối của bê tông cọc bằng phương pháp siêu âm hoặc phương pháp kiểm tra khác.
Tùy thuộc vào tiết diện của cọc khoan nhồi mà số lượng ống thăm dò cần cho từng công trình sẽ có sự khác nhau. Nếu cọc có đường kính lớn hơn 1m thường cần đến 3 ống thăm dò, cọc có đường kính từ 1 – 1.3m sẽ cần dùng 4 ống. Còn đối với những loại cọc có đường kính lớn hơn 1.3m thường sẽ cần đến 5 ống thăm dò trở lên.
Trên thực tế, ống thăm dò thường được làm từ chất liệu nhựa hoặc thép. Ống được bịt kín hai đầu và buộc chặt vào lồng thép bằng dây thép hoặc kẹp nhựa, đảm bảo không bị dịch chuyển khi hạ xuống hố khoan. Ngoài ra, quá trình gắn ống thăm dò cần đúng với các mối trên lồng cốt thép để đảm bảo độ chắc chắn của ống. Đồng thời, số lượng ống được đặt tối thiểu là 50% tổng số lượng cọc để tránh bị bê tông đất đá làm tắc.
Ống thăm dò là một bộ phận được lắp đặt trong cọc khoan nhồi để phục vụ việc kiểm tra chất lượng cọc sau khi thi công
Móc treo là bộ phận có vai trò nâng, hạ và định vị lồng thép trước khi đổ bê tông. Đây là chi tiết nhỏ nhưng đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo an toàn và chính xác khi thi công.
Trên thực tế, móc treo phải được làm từ cốt thép chuyên dụng và vị trí móc sẽ được gia công đúng với thiết kế đã ước tính. Thông thường, móc treo sẽ được sản xuất theo từng đoạn, sau đó tổng hợp lại với nhau khi hạ lồng vào hố khoan, nhằm đem đến sự thuận tiện trong quá trình lắp đặt.
Tùy vào điều kiện địa chất, yêu cầu công trình và công nghệ thi công mà cọc khoan nhồi sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể:
Hiện nay thị trường bao gồm các loại cọc khoan nhồi phổ biến như cọc khoan nhồi thường, cọc khoan nhồi mở rộng đáy hay cọc barrette
Cọc khoan nhồi là giải pháp móng sâu hiện đại và phổ biến, giúp gia tăng khả năng chịu tải và giảm lún cho công trình. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình khác nhau, cụ thể:
Bên cạnh đó, cọc khoan nhồi còn là giải pháp hiệu quả để tạo nên các kết cấu tường ngầm giữ đất. Đồng thời, thông qua cách bày trí chuẩn xác, hệ thống móng cọc này cũng có thể được sử dụng để kiểm soát dòng di chuyển của nước ngầm.
Hệ thống cọc khoan nhồi được ứng dụng trong các công trình dân dụng, xây dựng công nghiệp hoặc các công trình cầu, cảng,..
Quy trình thi công cọc khoan nhồi sẽ được triển khai theo 8 bước như sau:
Đội thi công tiến hành xác định chính xác vị trí cọc theo bản vẽ thiết kế bằng máy toàn đạc hoặc GPS. Sau đó, cắm mốc định vị, đánh dấu vị trí tâm cọc trên mặt bằng thi công.
Trong trường hợp gặp địa tầng yếu (cát rời, bùn, sét nhão), đội thi công cần hạ ống vách thép để chống sập thành hố khoan.
Sử dụng khoan gầu, khoan xoay hoặc khoan đập tùy theo địa chất để tiến hành khoan tạo lỗ. Nếu đất yếu, cần bơm dung dịch bentonite hoặc polymer để giữ thành vách. Sau khi khoan ống cần kiểm soát đường kính và độ sâu khoan để tránh sai lệch kích thước đường kính cọc và độ sâu.
Khi khoan xong, cần kiểm tra bùn lắng, độ ổn định của thành vách. Nếu lỗ khoan không đảm bảo, có thể khoan bổ sung hoặc gia cố.
Sau đó, đội thi công tiến hành dùng bơm cao áp bơm nước sạch hoặc dung dịch bentonite để loại bỏ bùn lắng, đất vụn. Cuối cùng, kiểm tra tỷ trọng dung dịch khoan để đảm bảo sạch cặn bẩn.
Lồng thép sẽ được chế tạo sẵn tại xưởng, kiểm tra mối hàn, khoảng cách đai thép và con kê bảo vệ trước khi đưa đến công trình.
Để hạ lồng thép vào hố khoan, đội thi công sẽ dùng cẩu chuyên dụng hạ từ từ, tránh va đập vào thành hố khoan. Lồng thép sẽ được cố định vào vị trí chính xác, đảm bảo thẳng đứng. Đồng thời, các con kê bảo vệ sẽ được lắp đặt để tạo lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Ống Tremie sẽ được nối dài từ mặt đất xuống đáy cọc, đảm bảo kín khớp nối, không bị rò rỉ nước xi măng. Trong trường hợp hố khoan còn nhiều bùn lắng, cần bơm rửa bổ sung để đạt tiêu chuẩn sạch trước khi đổ bê tông.
Bê tông được bơm từ đáy lên trên để tránh phân tầng, đảm bảo đầu ống tremie luôn chìm trong bê tông 3m để tránh tạo lỗ rỗng. Đồng thời, bê tông sẽ được liên tục cấp liệu để tránh gián đoạn quy trình.
Trong quá trình đổ, đội thi công sẽ kiểm tra khối lượng bê tông, đảm bảo đủ thể tích thiết kế. Khi bê tông lên tới cao độ yêu cầu, ngừng bơm và tháo dỡ thiết bị.
Khi bê tông bắt đầu đông kết, tiến hành rút ống vách (nếu có). Ống vách sẽ được rút từ từ, tránh tạo khoảng trống lớn làm giảm độ đặc chắc của bê tông.
Sau khi đổ bê tông, một lượng nước có thể bị đẩy lên bề mặt. Vì vậy, đội thi công cần kiểm tra lượng nước thừa để xác định biện pháp xử lý.
Để loại bỏ lớp bê tông yếu trên bề mặt, cần cắt đầu cọc xuống cao độ thiết kế để chuẩn bị liên kết với đài móng.
Nếu đất đá ở đáy hố khoan rời rạc hoặc không đồng nhất, cần phụt vữa xi măng gia cường. Đối với các công trình cầu, cảng, cao ốc phương pháp này thường được sử dụng để tăng khả năng chịu tải của cọc.
Quy trình phụt vữa được tiến hành như sau: Khoan lỗ xuyên qua cọc đến nền đất bên dưới. Bơm vữa xi măng có áp lực vào khe hở giữa bê tông cọc và đất nền. Cuối cùng, vữa lan tỏa trong đất, tăng cường khả năng liên kết và chịu tải.
8 bước thi công cọc khoan nhồi
SBS VILLA vừa cung cấp đến quý gia chủ các thông tin chi tiết về cọc khoan nhồi. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua những thông tin trên đây, quý gia chủ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về loại cọc này và hỗ trợ cho quá trình làm việc cùng đội thi công trong quá trình xây dựng tổ ấm. Nếu gia chủ đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công uy tín, hãy liên hệ với SBS VILLA qua hotline 0973222166 để được tư vấn và hỗ trợ khái toán ngay hôm nay nhé!
Hiện tại, SBS VILLA là công ty thiết kế biệt thự trên toàn quốc và nhận thi công trọn gói tại các tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung và phía Nam.
Đặc biệt, ở hạng mục thi công, thông qua 21 giải pháp kỹ thuật khác biệt được áp dụng, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những công trình có kết cấu bền vững và giống bản vẽ 3D đến ít nhất 95%.
Mong rằng với sự tận tâm cùng chất lượng sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp liên tục, chúng tôi sẽ có cơ hội được hợp tác cùng quý khách hàng trong các dự án sắp tới!
280-282 Lê Quảng Chí, Đà Nẵng
201 Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng
526 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
51 Lê Duẩn, Đông Hà, Quảng Trị